Quan sát Sao Kim ngày 7/6
Vì lúc này Sao Kim nằm xa nhất về hướng đông so với Mặt Trời, tức là nó sẽ nằm rất cao và lặn rất trễ vì ở lại bầu trời rất lâu, làm cho thời gian bạn quan sát nó trở nên lâu dài hơn và dễ dàng quan sát hơn.
Hình ảnh Sao Kim nhìn từ Trái Đất bằng mắt thường |
Cách quan sát
Bạn hãy ra đường vào buổi chiều Chủ nhật ngày 7/6 từ khi Mặt Trời lặn dần ở hướng tây và nhìn về hướng Mặt Trời lặn, bạn sẽ thấy được Sao Kim tỏa sáng sáng chói ở đó và bạn sẽ không thể không bị gây chú ý bởi nó.
Hãy sử dụng mắt thường của mình để chiêm ngưỡng hoặc tốt hơn là quan sát qua ống dòm hay kính thiên văn.
Sao Kim sẽ có độ sáng biểu kiến lên tới -4,0 và sẽ nằm trong chòm sao Cancer (Con cua) cho tới sau 9 giờ tối mới lặn ở chân trời hướng tây.
Lần quan sát tốt tiếp theo trong năm 2015 là vào cuối tháng 10.
Những sự kiện thiên văn đáng chú ý khác trong năm 2015:
2. Mưa sao băng Perseus có cực điểm ngày 12, 13 tháng 8. Một trong những mưa sao băng lớn nhất hàng năm, được gây ra bởi những mảnh vụn còn sót lại của sao chổi Swift-Tuttle trên quĩ đạo Trái Đất.
Nó có thể đạt trên 60 sao băng mỗi giờ vào lúc cực điểm. Năm 2015, nếu không có biến cố về thời tiết mưa sao băng này sẽ rất thuận lợi để quan sát vì nó có cực điểm vào lúc không Trăng.
3. Mưa sao băng Orionids cực điểm ngày 21, 22 tháng 10. Mưa sao băng loại trên trung bình với cực điểm có thể đạt 20 đến 30 sao băng mỗi giờ. Rạng sáng khi Trăng đã lặn sẽ là thời điểm tốt nhất để quan sát hiện tượng này.
4. Sao Kim và Sao Mộc giao hội lúc rạng sáng ngày 26 tháng 10. Hai hành tinh sáng nhất trên bầu trời sẽ nằm ở gần sát nhau trên bầu trời. Hãy nhìn về bầu trời phía Đông khi trời còn tối, trước lúc Mặt Trời mọc lên để thấy rõ hiện tượng này.
5. Sao Kim, Sao Mộc và Sao Hỏa giao hội rạng sáng ngày 28 tháng 10. Hai ngày sau hiện tượng giao hội ngày 26, Sao Hỏa sẽ tham gia vào cuộc gặp gỡ của các hành tinh này.
Hãy nhìn về bầu trời phía Đông trước lúc Mặt Trời mọc. Với một chiếc kính thiên văn nhỏ, bạn cũng sẽ dễ dàng hơn để quan sát các hành tinh này.
6. Mưa sao băng Leonids có cực điểm ngày 17, 18 tháng 11. Mưa sao băng Leonids năm 2015 sẽ là trận mưa sao băng trung bình, không còn lớn như trước đây. Nó cho phép bạn quan sát vào lúc cực điểm khoảng 20 sao băng mỗi giờ.
Rạng sáng ngày 18/11 sẽ là thời điểm quan sát lý tưởng nhất. Khi Mặt Trăng đã lặn, nếu thời tiết thuận lợi đây vẫn sẽ là hiện tượng rất đáng chú ý.
7. Mặt Trăng và Sao Kim giao hội rạng sáng ngày 7 tháng 12. Hãy nhìn về bầu trời phía Đông trước lúc Mặt Trời mọc để quan sát hai thiên thể sáng nhất bầu trời đêm này khi chúng nằm rất gần nhau.
8. Mưa sao băng Geminids có cực điểm ngày 13, 14 tháng 12. Mưa sao băng lớn nhất trong năm, với cực điểm có thể lên tới hơn 100 sao băng mỗi giờ.
Nó có vùng trung tâm là chòm sao Gemini (Song Tử). Rơi vào thời điểm không Trăng, nếu không có biến cố thời tiết thì đây sẽ là điều kiện lý tưởng nhất để bạn quan sát trận mưa sao băng lớn nhất này.
Trang Ly (T/h)
Nguồn: FTVHVutrutrongtamtay/Đặng Vũ Tuấn Sơn-Thienvanvietnam
Xem thêm:
- Phát hiện: Ống Plasma khổng lồ bao quanh Trái đất