Thiệt hại vô hình sau những cơn siêu bão ​

[Ngày Nay] - Tháng 8 năm 2005, siêu bão cấp 5 có tên Katrina quét qua khu vực duyên hải vịnh Mexico của Mỹ, khiến hơn 1.200 người chết và toàn bộ thành phố New Orleans của bang Louisiana được lệnh sơ tán bắt buộc. Tổng thiệt hại của bão Katrina lên tới hơn 125 tỉ USD, nhưng đó chỉ là những thiệt hại có thể đo đếm được.
Thiệt hại vô hình sau những cơn siêu bão ​

Sau khi cơn bão đi qua, người dân New Orleans vẫn tiếp tục trả giá cho đến ngày hôm nay.

Bà Brandi Wagner từng nghĩ rằng mình đã vượt qua cơn siêu bão Katrina. Bà đã sống sót sau khi những cơn cuồng phong quật đổ ngôi nhà của mình, đã sống vạ vật trong một khu trại tạm suốt hai tháng trời. Nhưng sau đó, khi nước đã rút, bà trở lại thành phố New Orleans để xây dựng lại cuộc sống và cảm thấy trong lòng vỡ vụn.

“Tôi không biết điều gì đã xảy đến với mình,” bà Wagner nhớ lại. “Chúng tôi đã chứng kiến nước ngập các ngôi nhà, những thông điệp kêu cứu viết trên mái nhà, những nơi có chữ X đánh dấu có xác người chết. Tôi khóc và không thể dừng lại. Tôi cứ thế khóc mãi, và hoàn toàn mất phương hướng.”

Thiệt hại vô hình sau những cơn siêu bão ​ ảnh 1

Mười hai năm sau khi cơn bão đi qua, Wagner trở thành một người khuyết tật và không thể đi làm bởi chứng trầm cảm và rối loạn lo âu dai dẳng xuất hiện từ sau cơn bão. Bà cũng rơi vào vòng nghiện ngập sau khi dùng quá nhiều thuốc giảm đau và rượu bia để làm dịu đi thực tế cay đắng từ những hậu quả mà bão Katrina đem lại.

Hơn 1.800 người đã chết trong cơn bão Katrina do thương tích và đuối nước. Nhưng theo các chuyên gia y tế cộng đồng, những hậu quả tinh thần lâu dài tích tụ trong nhiều tháng, nhiều năm sau đó thậm trí còn nghiêm trọng hơn những thương tích trực tiếp. Đó là việc gia tăng tỉ lệ người bị trầm cảm, lo âu, rối loạn căng thẳng hậu sang chấn, nghiện ma túy, tình trạng bạo hành gia đình, số vụ ly hôn và tự sát. Sau hơn một thập kỷ theo dõi các nạn nhân của bão Katrina, các nhà xã hội học nhận định các loại bệnh về tâm thần không chỉ là vấn đề thứ phát, mà là hậu quả chính yếu lâu dài của thiên tai. “Các nạn nhân không thể dễ dàng đối mặt với thực trạng mới sau thiên tai,” bà Renee Funk – quản lý các đội phản ứng của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Mỹ cho biết. “Nhiều người đã mất tất cả, bao gồm cả kế sinh nhai. Nhiều người thì mất người thân, và giờ phải gây dựng lại từ đầu. Họ đối mặt với rất nhiều rào cản, trong đó có cả các loại bệnh về tâm thần.”

Những hậu quả lâu dài đối với sức khỏe tâm thần xuất phát từ nguyên nhân thời tiết cực đoan đang là một nguy cơ tiềm tàng đối với y tế cộng đồng. Nguy cơ này sẽ ngày một lớn hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu khiến tần suất bão, động đất, lũ lụt và các loại hình thiên tai khác trở nên thường xuyên hơn.

“Não trạng Katrina”

Sau khi siêu bão Katrina đi qua, rất nhiều người sống sót đã bị mắc chứng mất trí nhớ tạm thời và rối loạn nhận thức. Giáo sư tâm lý học Ken Sakauye thuộc Đại học Tennessee đã gọi hội chứng này là “não trạng Katrina”.

Thiệt hại vô hình sau những cơn siêu bão ​ ảnh 2

Dù rằng hơn một nửa dân số New Orleans đã di cư đi nơi khác sau cơn bão, số cuộc gọi đến đường dây nóng hỗ trợ tâm lý của thành phố đã tăng lên tới 61% trong nhiều tháng sau bão. Số ca báo tử tăng lên 25%, và tỉ lệ tội phạm giết người tăng thêm tới 37%.

Một năm sau bão Katrina, bác sĩ tâm lý học James Barbee tổng kết rằng tình trạng các bệnh nhân ở New Orleans đang ngày một xấu đi: Ban đầu chỉ là lo âu rồi tiến triển thành trầm cảm. “Mọi người trở nên mệt mỏi, “bác sĩ Barbee cho biết. “Ban đầu, họ có cũng rất hăng hái hồi phục và tái thiết, nhưng rồi trở nên nản chí trong những tuần, những tháng sau đó.”

Phản ứng gián tiếp

Một số thiệt hại có thể xảy ra ở những nơi rất xa cơn bão. Ngay cả đối với những người chưa từng trải qua mưa bão, lũ lụt và tình cảnh mất điện kéo dài sau bão, thì những hình ảnh thiên tai tràn ngập trên truyền thông và trên mạng xã hội cũng tạo ra hiệu ứng lo âu, trầm cảm. Đây là nhận định của bác sĩ tâm lý học Lise Van Susteren, người hoạt động tại khu vực Washington DC.

Thiệt hại vô hình sau những cơn siêu bão ​ ảnh 3

“Có một loại phản ứng gián tiếp. Khi chúng ta xem truyền hình thấy người khác bị mất nhà cửa, người thân, tài sản, chúng ta cảm thấy đồng thanh tương ứng với các nạn nhân,” bác sĩ Van Susteren cho biết. “Nhiều người đã tới phòng khám của tôi và nói rằng họ bị mất ngủ, uống nhiều rượu, cuộc sống và hôn nhân gặp trục trặc. Họ không thể xác định được lo âu đến từ đâu, nhưng thực tế thì ai cũng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.” Phản ứng gián tiếp tương tự như vậy cũng đã được ghi nhận sau sự kiện tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 với những dấu hiệu giống như sau bão Katrina, theo nhận định của chuyên gia đối phó khủng hoảng Irwin Redlener thuộc Đại học Columbia, Mỹ.

“Những hậu quả về sức khỏe tâm thần sau thiên tai là rất quan trọng nhưng lại không được quan tâm đúng mức,” ông Redlener cho biết.

Bất cứ ai trải qua một cơn siêu bão cũng có thể có biểu hiệu lo âu và trầm cảm. Những với những người nghèo thu nhập thấp, triệu chứng lo âu và trầm cảm tồi tệ hơn rất nhiều, theo chuyên gia chính sách thảm hoa Ronald Kessler thuộc Đại học Harvard. Điều tương tự cũng xảy ra với những người trước bão đã có bệnh lý tâm thần hoặc nghiên rượu, ma túy.

Việc phải trải qua thiên tai nhiều lần cũng là một yếu tố tăng nguy cơ các chứng rối loạn tâm thần và hành vi. Tuy nhiên, nguy cơ lớn nhất đến từ những cơn bão có sức công phá lớn, quét sạch cả một cộng đồng giống như bão Katrina. Trong nhiều tháng, thậm trí nhiều năm, người dân không thể trở về với cuộc sống trước đây. Một phần cuộc đời của họ đã bị xóa sạch sẽ.

Sơ cứu tinh thần

Trong thập kỷ vừa qua, lực lượng cứu hộ cứu nạn và các nhân viên y tế cộng đồng tại Mỹ đã bắt đầu được đào tạo về sơ cứu tinh thần, sau khi các nghiên cứu cho thấy biện pháp này phát huy hiệu quả trong việc làm giảm lo âu và giảm nguy cơ sang chấn tinh thần dẫn đến các chứng bệnh tâm thần nghiêm trọng hơn.

Thiệt hại vô hình sau những cơn siêu bão ​ ảnh 4

Sử dụng các kỹ năng đã được chứng minh hiệu quả, các nhân viên cứu hộ trấn an các nạn nhân rằng cảm xúc buồn rầu, giận dữ là lo sợ là những cảm xúc thường xảy ra, và sẽ nhanh chóng qua đi. Nhưng khi nạn nhân có những biểu hiện như khóc liên tục không ngừng, không thể ngủ trong nhiều ngày và có ý định tự sát, họ cần được gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần ngay lập tức.

Ví dụ như tại thành phố Houston, các nhóm bác sĩ, y tá, chuyên gia tư vấn sức khỏe tâm thần sẽ có mặt tại các phòng khám dã chiến dựng lên tại các trung tâm tạm trú thiên tai. Mô hình này thành công tới mức số lượng nạn nhân tới các bệnh viện địa phương để điều trị căng thẳng tâm lý hoặc các vết thương nhỏ gần như không tăng. Một yếu tố quan trọng khác để giảm tác động tâm lý đối với các nạn nhân của thiên tai là tránh không để họ rơi vào tình trạng chấn thương tâm lý thứ phát do công tác cứu trợ sau thiên tai không đảm bảo. Trong cơn bão Katrina, nạn nhân được đi sơ tán nhưng không được phép mang theo thú nuôi, khiến nhiều người bị suy sụp tinh thần nghiêm trọng. Rút kinh nghiệm từ sự cố này, trong các cơn siêu bão xảy ra sau đó như Harvey và Irma, nạn nhân đã được phép mang theo vật nuôi tới các trung tâm tạm trú.

Sơ tán và tái định cư

Các chuyên gia y tế cộng đồng và chuyên gia về biến đổi khí hậu Mỹ cùng có chung một quan điểm rằng, để tránh thiệt hại về người và của trong các cơn siêu bão trong những năm tới, chính quyền cần khuyến khích người dân sơ tán khỏi những khu vực ven biển vốn thường xuyên xảy ra thiên tai.

Thiệt hại vô hình sau những cơn siêu bão ​ ảnh 5

Nhưng việc tái định cư cả một cộng đồng dân cư lớn cũng kéo theo những nguy cơ nhất định. Với hàng trăm nghìn người dân thành phố New Orleans đã phải di cư khỏi thành phố sau bão Katrina, việc mất đi các mối quan hệ hàng xóm láng giềng và sự căng thẳng khi phải thích nghi với môi trường sống mới cũng gây ra những hậu quả về tâm lý khá nghiêm trọng, theo một nghiên cứu mới công bố của Đại học California. Có một vấn đề khác không thể giải quyết bằng việc di cư các cộng đồng ven biển. Với xu hướng biến đổi khí hậu như hiện tại, trái đất sẽ không chỉ phải đối mặt với các cơn bão. Cháy rừng, hạn hán, triều cường, động đất và các loại thiên tai khác cũng sẽ gia tăng về tần suất và cường độ, khiến việc tìm kiếm một nơi định cư an toàn trở nên càng khó khăn.

“Dù người dân quyết định ở lại quê hương hay di cư, nghĩa là từ bỏ một cuộc sống họ đã quen thuộc, thì hậu quả lâu dài về mặt tâm lý của biến đổi khí hậu cũng là rất nặng nề”, chuyên gia Kessler cho biết. “Chúng ta có thể dự liệu rằng sẽ có rất nhiều người rơi vào tình thế này. Họ sẽ bị ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan theo cách này hay cách khác, và họ sẽ cần tới sự trợ giúp về tâm lý, trong khi dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần vốn dĩ còn đang rất hạn chế.”

Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.