Thu hẹp khoảng cách giới thông qua thực thi chính sách

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong những năm qua, hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới của Việt Nam liên tục được hoàn thiện, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực.
Thu hẹp khoảng cách giới thông qua thực thi chính sách

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc tuyên tuyền, phổ biến kiến thức pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bình đẳng giới.

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, bà Nguyễn Thị Minh Hương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã chia sẻ những nội dung liên quan đến việc đảm bảo bình đẳng giới, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ mới.

Bà đánh giá như thế nào về những tiến bộ của Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết về quyền phụ nữ theo Tuyên bố Bắc Kinh trong 30 năm qua?

Kể từ Tuyên bố Bắc Kinh đến nay, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc thực hiện các cam kết về quyền phụ nữ. Trước hết, có thể thấy hệ thống pháp luật của Việt Nam đang ngày càng được hoàn thiện. Luật Bình đẳng giới được ban hành năm 2006 và sau đó là các văn bản hướng dẫn thi hành luật đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành hay sửa đổi, bổ sung đều thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới, đồng thời đánh giá tác động về giới nếu có vấn đề giới, tạo ra khung pháp lý ngày càng thu hẹp khoảng cách và thúc đẩy bình đẳng giới hiệu quả hơn.

Toàn bộ 12 nội dung trong Cương lĩnh hành động Bắc Kinh đều được Việt Nam triển khai nghiêm túc và có những kết quả tích cực, trong đó nổi bật là những nội dung “Phụ nữ và đói nghèo”, “Phụ nữ và sức khỏe”, “Phụ nữ và kinh tế”, “Phụ nữ và môi trường”, “Trẻ em gái”. Chúng ta có thể thấy rất rõ bình đẳng giới được lồng ghép trong nhiều chương trình mục tiêu quốc gia như Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bảo dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo Báo cáo phát triển con người của UNDP, năm 2022, Việt Nam đứng thứ 107/193 quốc gia và vùng lãnh thổ về chỉ số phát triển con người, nhưng riêng chỉ số Phát triển giới (GDI) thì chúng ta đứng thứ 91, nghĩa là cao hơn thứ hạng chỉ số phát triển con người và cao hơn thứ hạng nền kinh tế nếu xét theo GDP bình quân đầu người (năm 2022 là 101/179). Xét về chỉ số phát triển giới, Việt Nam nằm trong nhóm 1 là nhóm có sự bình đẳng cao nhất về chỉ số phát triển con người giữa nam và nữ.

Một chỉ số cũng đáng quan tâm là chỉ số Khoảng cách giới do Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố hàng năm thì thấy có sự tiến bộ của Việt Nam rất rõ nét kể từ khi bắt đầu được xếp hạng. Đây là chỉ số đánh giá khoảng cách giữa nam và nữ trong 4 lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế và tham chính. Nếu năm 2007, điểm số của Việt Nam là 0,689 thì đến năm 2024 đã đạt 0,715 nghĩa là khoảng cách giới đang ngày càng thu hẹp.

Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã nỗ lực như thế nào trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền của phụ nữ, thưa bà?

Tất cả các hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đều nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ. Ở đây tôi chỉ nêu sâu một khía cạnh, đó là các hoạt động giám sát việc thực hiện chính sách và phản biện xã hội đối với các dự thảo luật, chính sách của Hội Phụ nữ Việt Nam.

Từ chỗ đây chỉ là một nội dung trong một nhiệm vụ thì hiện nay giám sát và phản biện xã hội, vận động phụ nữ tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đã trở thành một nhiệm vụ độc lập, điều đó thể hiện sự thay đổi từ tư duy của các cấp Hội.

Đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, giám sát không chỉ là thực hiện quyền và trách nhiệm giám sát theo quy định của pháp luật, mà còn thực hiện có hiệu quả chức năng dân chủ đại diện cho các tầng lớp phụ nữ theo Điều lệ Hội, góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và vai trò, trách nhiệm của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong tham gia quản lý nhà nước và phản biện xã hội đối với các chính sách, pháp luật.

Kết quả giám sát là đầu vào quan trọng cho hoạt động tham gia xây dựng, đề xuất chính sách, pháp luật và phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và chính sách. Đồng thời, nó cũng là kinh nghiệm quý báu cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý và giải quyết đơn thư.

Bên cạnh đó, việc đầu tư cho công tác xây dựng chính sách bằng việc xác định các chỉ tiêu cho các cấp Hội trong việc tham gia giám sát, chủ trì các đoàn giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật, yêu cầu các tỉnh mỗi năm phải chủ trì phản biện xã hội ít nhất 1 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của địa phương; đề xuất chính sách hỗ trợ phụ nữ qua các đề án cũng được chú trọng.

Chúng tôi rất phấn khởi là một số đề xuất của Hội đã được tiếp thu và trở thành chính sách ở cấp quốc gia và địa phương như: Nghị định số 39/2015/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số, hoặc nhiều đề án trong lĩnh vực hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, bảo vệ môi trường…

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cũng tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, nâng cao kiến thức, ý thức pháp luật cho phụ nữ để họ hiểu quyền của mình và tự bảo vệ mình; tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ phụ nữ thực hiện quyền của mình trong lĩnh vực kinh tế, gia đình; giải quyết vụ việc xâm hại quyền phụ nữ và trẻ em.

Đặc biệt, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được giao là cơ quan chủ trì thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Mục tiêu của Dự án nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em gái tại các xã và thôn đặc biệt khó khăn, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Triển khai dự án, Hội đã thiết kế, xây dựng nhiều mô hình cụ thể để thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Cụ thể tập trung vào 4 nhiệm vụ trọng tâm là: Tuyên truyền, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm", xóa bỏ các định kiến, khuôn mẫu giới; xây dựng và nhân rộng các mô hình nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; bảo đảm tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao năng lực thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị và già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng…

Bà có thể cho biết những tồn tại và giải pháp trọng tâm nhằm thực hiện tốt công tác bình đẳng giới tại Việt Nam?

Mặc dù đã có rất nhiều tiến bộ, nhưng phải nhìn thẳng vào thực tế là khoảng cách giới đang vẫn còn, và nếu chúng ta không có những giải pháp mạnh mẽ thì có thể khoảng cách đó sẽ bị nới rộng. Ví dụ trong lĩnh vực kinh tế, hiện nay thu nhập của nam và nữ có mức chênh lệch đáng kể. Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của lao động nam quý II năm 2024 là 8,5 triệu đồng/tháng, lao động nữ là 6,3 triệu đồng/tháng.

Như vậy tỷ lệ thu nhập của phụ nữ chỉ bằng 74% của nam giới. Bên cạnh đó, cơ hội có việc làm ở phụ nữ có chuyên môn cao (được đào tạo nghề) thấp hơn nam giới; phụ nữ không có tay nghề chuyên môn cao dễ bị mất việc khi các doanh nghiệp thực hiện tự động hóa, hoặc họ không nắm được cơ hội nghề nghiệp trong tương lai ở các lĩnh vực kinh tế số bởi phụ nữ ít tham gia các ngành học STEM.

Ở Việt Nam, phụ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo, đặc biệt ở các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương còn thấp, nữ chủ yếu ở cấp phó và phụ trách các lĩnh vực y tế, giáo dục. Nếu xét về tỷ lệ nữ tham gia Quốc hội thì Việt Nam xếp thứ 53/146 nước nhưng tỷ lệ nữ ở vị trí Bộ trưởng thì chỉ ở thứ 116/146 nước.

Bên cạnh đó, quan niệm trọng nam, khinh nữ vẫn tồn tại dai dẳng trong xã hội Việt Nam, thời gian làm việc nội trợ của phụ nữ trong gia đình vẫn cao hơn nam giới 1,78 lần (nghiên cứu năm 2022).

Báo cáo “Phụ nữ, kinh doanh và luật pháp” năm 2023 của Ngân hàng Thế giới (báo cáo đo tác động của luật pháp tới cơ hội kinh tế của phụ nữ tại 190 nền kinh tế trên thế giới ở 8 lĩnh vực liên quan đến luật pháp của phụ nữ: đi lại, nơi làm việc, trả công, hôn nhân, làm cha mẹ, kinh doanh, tài sản và lương hưu) cho thấy chỉ có 14 nước có bình đẳng giới trong luật pháp.

Ở cấp độ toàn cầu, phụ nữ hưởng 77% quyền theo luật pháp so với nam giới, tức là 2,4 triệu phụ nữ trong độ tuổi lao động trên thế giới đang sống trong những nền kinh tế không bảo đảm cho họ quyền như nam giới. Việt Nam đứng thứ 55/190 nền kinh tế, phụ nữ hưởng 88,1% quyền theo luật pháp so với nam giới và theo chỉ số này thì Việt Nam và Lào đang đứng đầu các nước ASEAN.

Để nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, thời gian tới cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều nội dung, hình thức phù hợp để tạo dư luận xã hội ủng hộ và xóa dần sự phân biệt giữa con trai và con gái trong quan niệm của nhiều người dân; tập trung vào vấn đề định kiến giới, tâm lý ưa thích con trai hơn con gái, phát huy hơn nữa sự tham gia của nam giới vì bình đẳng giới. Đồng thời, phát huy vai trò, nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, vận động người dân thay đổi tư duy, nhận thức và hành động trong vấn đề chênh lệch giới tính khi sinh bằng việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản, chủ trương, chính sách, pháp luật.

Các cấp, các ngành cần phối hợp tổ chức các sự kiện, chiến dịch truyền thông trọng điểm trên kênh truyền thông đại chúng các cấp và kênh truyền thông trực tiếp tại cơ sở, tuyên truyền về mất cân bằng giới tính khi sinh, bình đẳng giới và triển khai các loại hình cung cấp thông tin, mô hình tư vấn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe...

Trân trọng cảm ơn bà!

Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
(Ngày Nay) - Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto kêu gọi Tổ chức Hợp tác Kinh tế 8 nước đang phát triển, hay còn gọi là D8, vượt ra ngoài hợp tác kinh tế, trở thành một phong trào “Phương Nam toàn cầu” nhằm ủng hộ một trật tự toàn cầu công bằng và bình đẳng hơn dựa trên luật pháp quốc tế, tính bao trùm, công lý và thịnh vượng chung.
Đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), sáng 20/12, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia.
Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng
(Ngày Nay) - Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, khó lường; những ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ ảnh hưởng không nhỏ đến các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực – Du lịch Bình Dương đã chính thức khai mạc thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Bình Dương rộn ràng tuần lễ văn hóa - ẩm thực – du lịch 2024
(Ngày Nay) - Ngày 19/12, tại Công viên Thủ Dầu Một (Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một), Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Du lịch Bình Dương đã chính thức khai mạc, mở ra không gian hội tụ văn hóa và ẩm thực đặc sắc, thu hút hàng trăm công nhân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.