UNICEF: 370 triệu bé gái và phụ nữ từng bị xâm hại trước 18 tuổi

(Ngày Nay) - Theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) công bố ngày 9/10, trên thế giới có 370 triệu bé gái và phụ nữ từng bị cưỡng hiếp hoặc tấn công tình dục trước tuổi 18, tương đương cứ tám người nữ giới thì có một người là nạn nhân.
UNICEF: 370 triệu bé gái và phụ nữ từng bị xâm hại trước 18 tuổi

Báo cáo trên cũng cho thấy 650 triệu bé gái và phụ nữ trên toàn thế giới là nạn nhân của hình thức bạo lực tình dục "không tiếp xúc", như lạm dụng qua mạng hoặc bằng lời nói, tương đương cứ năm người nữ giới thì có một người bị quấy rối.

Ngoài ra, bé trai và nam giới cũng bị quấy rối, trong khoảng 240 đến 310 triệu bé trai và nam giới, thì một trong 11 người, cũng từng bị hiếp dâm hoặc tấn công tình dục khi còn nhỏ.

"Phạm vi ảnh hưởng của vấn nạn này là quá lớn. Trên thực tế khó có thể nắm bắt chính xác những mặc cảm mà nạn nhân phải trải qua, bao gồm cả sự kỳ thị từ xã hội xung quanh, bởi những hạn chế trong việc đo lường, và thiếu đầu tư vào công tác thu thập dữ liệu”, UNICEF chỉ rõ trong bản báo cáo mới được công bố.

Báo cáo được đưa ra trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Toàn cầu về Chấm dứt Bạo lực đối với Trẻ em sẽ diễn ra tại Colombia vào tháng 11 tới đây.

UNICEF nhấn mạnh trong bản báo cáo về sự cần thiết việc tăng cường hành động ở quy mô toàn cầu, bao gồm việc củng cố luật pháp và giúp trẻ em nâng cao nhận thức và chủ động tố cáo các hành vi bạo lực tình dục.

Cơ quan này cho biết tình trạng bạo lực tình dục xảy ra ở hầu hết mọi quốc gia, khu vực trên thế giới, không phân biệt ranh giới địa lý, văn hóa và kinh tế. Tại châu Phi, khu vực phía Nam gần Sahara ghi nhận số nạn nhân cao nhất, với 79 triệu bé gái và phụ nữ, tương đương 22% số nữ giới bị ảnh hưởng. Trong khi đó, tỷ lệ này ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á là 8% với khoảng 75 triệu nạn nhân.

Tổng Giám đốc UNICEF Catherine Russell gọi bạo lực tình dục đối với trẻ em là "một vết nhơ trong lương tâm đạo đức của chúng ta”. Bà nhấn mạnh thêm rằng: “Vấn nạn này gây ra những tổn thương sâu sắc và lâu dài, bởi người mà đứa trẻ biết và tin tưởng gây ra, tại những nơi chúng đáng lẽ phải cảm thấy an toàn”.

Hầu hết bạo lực tình dục ở trẻ em xảy ra trong giai đoạn dậy thì, đặc biệt là từ 14 đến 17 tuổi, và những người bị ảnh hưởng phải đối mặt với nguy cơ cao hơn về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, lạm dụng chất kích thích và các vấn đề sức khỏe tâm thần.

"Tác động còn trầm trọng hơn khi trẻ em trì hoãn việc tiết lộ sự việc ... hoặc giữ kín hoàn toàn về việc bị lạm dụng”, UNICEF cho biết.

Tổ chức này cho biết cần tăng cường đầu tư vào việc thu thập dữ liệu để nắm bắt đầy đủ quy mô của vấn đề, nhiều khoảng trống dữ liệu còn tồn tại, đặc biệt là về quấy rối tình dục của bé trai.

UNICEF cho biết các số liệu về tình trạng quấy rối ở bé gái và phụ nữ được đưa ra dựa trên các khảo sát được thực hiện từ năm 2010 đến 2022 tại 120 quốc gia và khu vực.

Theo CNA
Đoàn đại biểu Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu tặng hoa Chi đội Quản lý biên giới Hồng Hà, tỉnh Vân Nam tại vạch phân địch cầu Hữu nghị Việt - Trung. Ảnh: TTXVN phát
Xây dựng đường biên giới hòa bình, hợp tác và phát triển
(Ngày Nay) - Ngày 5/11 tại thành phố Lai Châu, Đoàn đại biểu Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu (Việt Nam) và Đoàn đại biểu Chi đội Quản lý biên giới Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã tổ chức Hội đàm công tác nghiệp vụ năm 2024.
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Linh Phạm
Thu hồi 56 địa điểm nhà, đất sử dụng không đúng mục đích tại Thủ đô
(Ngày Nay) - Chiều 5/11, UBND thành phố Hà Nội tổ chức sơ kết 1 năm triển khai Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công của thành phố Hà Nội, giai đoạn 2023-2025, định hướng giai đoạn 2026-2030 và triển khai Đề án tổng kiểm kê tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi quản lý của thành phố.
Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.