Thủ tướng Johnson, người vào năm 2019 đã giành được đa số phiếu ủng hộ trong đảng lớn nhất trong hơn 30 năm qua, hiện đang đấu tranh để bảo vệ quyền lực của mình sau khi truyền thông phanh phui hàng loạt các bữa tiệc được chính phủ tổ chức trong giai đoạn phong tỏa toàn quốc.
Nhà lãnh đạo 57 tuổi này đã nhiều lần xin lỗi các bên và nói rằng ông không được thông báo về các bữa tiệc do quan chức dưới quyền tổ chức.
"Tôi mong đợi các nhà lãnh đạo của tôi phải gánh vác trách nhiệm cho những hành động mà họ thực hiện", nhà lập pháp đảng Bảo thủ David Davis phát biểu trước quốc hội.
Ông Davis trích dẫn câu nói của một nhà lập pháp đảng Bảo thủ, Leo Amery, nói với cố Thủ tướng Neville Chamberlain về việc xử lý chiến tranh của ông vào năm 1940: "Ngài đã ngồi đó quá lâu so với những gì mình đã làm. Nhân danh Chúa, hãy ra đi."
Đáp lại những lời kêu gọi của đối phương, ông Johnson thẳng thừng bác bỏ chúng và cho biết ông vẫn chưa "ngồi ở đây đủ lâu, thực sự là không đủ lâu."
Trong giai đoạn hậu Brexit, nước Anh lại một lần nữa rơi vào khủng hoảng chính trị. Nền kinh tế lớn thứ năm thế giới đang phải vật lộn với làn sóng lạm phát do đại dịch COVID-19 gây ra, hiện đã tăng lên mức cao nhất trong gần 30 năm.
Để kích hoạt một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, 54 trong số 360 nghị sĩ đảng Bảo thủ trong quốc hội sẽ phải viết thư yêu cầu gửi lên chủ tịch Ủy ban năm 1922 của đảng này.
Theo tờ Daily Telegraph, có tới 20 nhà lập pháp đảng Bảo thủ đã có kế hoạch gửi thư bất tín nhiệm đối với Thủ tướng Johnson.
Trong khi tờ The Times cho biết 58 nhà lập pháp của đảng Bảo thủ đã công khai chỉ trích nhà lãnh đạo.
Các đối thủ hàng đầu trong đảng Bảo thủ của ông Boris Johnson bao gồm Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak, 41 tuổi và Ngoại trưởng Liz Truss, 46 tuổi.