Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị từ nhiệm sau một năm tại vị

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cho biết ông sẽ không tranh cử vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền vào cuối tháng này, qua đó chính thức từ nhiệm chỉ sau một năm tại vị.
Thủ tướng Nhật Bản chuẩn bị từ nhiệm sau một năm tại vị

Phát biểu trước báo giới, Thủ tướng Suga cho biết ban đầu ông dự định tranh cử vị trí lãnh đạo đảng cầm quyền Dân chủ Tự do (LDP), nhưng việc việc lãnh đạo đất nước trong thời điểm dịch bệnh song song với tiến hành tranh cử khiến ông cảm thấy quá sức.

“Tôi đã quyết định không tham gia cuộc bầu cử lãnh đạo đảng, vì tôi muốn tập trung vào các biện pháp chống dịch”, ông Suga lý giải.

Chính quyền Thủ tướng Suga đã phải đối mặt với làn sóng chỉ trích từ công chúng do các kết quả chống dịch yếu kém và tổ chức Olympic và Paralympic trong thời điểm nhạy cảm. Ông Suga cho biết bản thân đã dồn hết tâm sức vào các chính sách quan trọng bao gồm cả việc ứng phó với dịch bệnh kể từ khi nhậm chức.

“Nhưng làm cả hai công việc (chống dịch và tranh cử) cần rất nhiều năng lượng và tôi đã quyết định rằng mình chỉ nên chọn một trong hai”, Thủ tướng Nhật Bản khẳng định. “Như tôi đã nhiều lần nói với mọi người, bảo vệ mạng sống và sức khỏe của mọi người là trách nhiệm của tôi với tư cách là Thủ tướng và đó là điều tôi sẽ cống hiến hết mình.”

Đảng LDP chiếm đa số trong Quốc hội, đồng nghĩa với việc người được bầu làm lãnh đạo đảng sẽ trở thành Thủ tướng mới của Nhật Bản. Cuộc bầu cử nội bộ sẽ bắt đầu vào ngày 17/9.

Động thái của ông Suga phần lớn được coi là một quyết định chính trị để đảng LDP tìm ra một nhà lãnh đạo mới trước thềm cuộc bầu cử quốc gia vào cuối năm nay. Nhiệm kỳ của Hạ viện kết thúc vào cuối tháng 10 và các cuộc bầu cử Quốc hội mới phải được tổ chức vào cuối tháng 11.

Trong tuần qua, ông Suga đã tìm mọi cách để cứu vãn vị trí của mình, từ những đề xuất như sa thải đồng minh lâu năm của mình làm tổng thư ký LDP, đến kế hoạch kêu gọi một cuộc bầu cử nhanh và cải tổ ban điều hành đảng cùng nội các chính phủ.

Các quan chức của LDP cho biết Suga sẽ kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch đảng của mình sau khi người kế nhiệm của ông được chọn ra trong cuộc bầu cử toàn đảng dự kiến ​​vào ngày 29/9.

Người chiến thắng trong cuộc bầu cử nội bộ đảng LDP chắc chắn nắm quyền điều hành chính phủ bởi đảng này hiện chiếm đa số trong Hạ viện Nhật Bản. Chính phủ đã xem xét tổ chức cuộc tổng tuyển cử vào ngày 17/10.

Cuộc chạy đua nước rút

Một ứng viên thay thế Thủ tướng Suga là cựu Ngoại trưởng Kishida Fumio. Hôm thứ Năm, ông Kishida đã chỉ trích chính sách chống dịch của ông Suga và thúc giục một gói kích thích để khôi phục nền kinh tế.

“Kishida đang là ứng viên hàng đầu, nhưng điều đó không có nghĩa là chiến thắng của ông ấy sẽ được đảm bảo", giáo sư chính trị học Nakano Koichi từ Đại học Sophia, nhận định.

Giáo sư Nakano cho biết chính trị gia nổi tiếng Kono Taro có thể tranh cử nếu nhận được sự ủng hộ từ phía Bộ trưởng Tài chính Aso Taro, trong khi cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba Shigeru cũng có thể tranh cử nhưng sẽ gặp bất lợi.

Không giống như năm ngoái, các thành viên LDP cấp cơ sở sẽ bỏ phiếu cùng với các thành viên quốc hội của đảng, điều này làm cho kết quả của cuộc đua lãnh đạo đảng khó dự đoán hơn.

Liên minh do LDP lãnh đạo dự kiến ​​sẽ không mất thế đa số trong Hạ viện, nhưng các dự báo cho thấy đảng của ông Suga có thể suy yếu sau cuộc tổng tuyển cử.

"Giá cổ phiếu đang tăng dựa trên quan điểm rằng cơ hội thất bại của LDP trong cuộc tổng tuyển cử đã giảm dần vì bất kỳ ai khác ngoài ông Suga sẽ có thể lấy lại được tín nhiệm của cử tri", nhà kinh tế Suehiro Toru nhận định.

Hình ảnh của Suga như một nhà điều hành hiểu biết có khả năng thúc đẩy cải cách và đảm nhận bộ máy quan liêu cứng nhắc đã đẩy mức độ tín nhiệm của ông lên 74% kể từ khi nhận chức.

Nhưng việc loại bỏ các học giả chỉ trích chính phủ khỏi ban cố vấn và thỏa hiệp với một đối tác liên minh cấp dưới về chính sách chi phí chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đã hứng chịu nhiều chỉ trích.

Sự chậm trễ của chính quyền Suga trong việc dừng chương trình du lịch nội địa "Go To", mà theo các chuyên gia y tế có thể làm lây lan dịch bệnh trên khắp Nhật Bản, càng khiến công chúng mất niềm tin và mệt mỏi trước tình trạng khẩn cấp kéo dài tại các vùng đô thị lớn.

Theo AP,Reuters
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.