‘Thùng dầu Trung Đông’ cháy: Thế giới sục sôi, Iran bình thản

Mọi sự chú ý đang đổ dồn về cách phản ứng của Mỹ và Saudi Arabia sau khi đưa ra kết luận sơ bộ rằng vũ khí của vụ tấn công có nguồn gốc từ Iran.
Khói bốc lên sau đám cháy ở cơ sở của Aramco ở thành phố Abqaib, Saudi Arabia. Ảnh: Reuters
Khói bốc lên sau đám cháy ở cơ sở của Aramco ở thành phố Abqaib, Saudi Arabia. Ảnh: Reuters

Dư luận thế giới những ngày qua đặc biệt quan tâm đến việc 2 cơ sở sản xuất dầu của Saudi Arabia bị tấn công, gây thiệt hại nặng, làm gián đoạn nguồn cung dầu cho thế giới và giá dầu thế giới cũng vì thế tăng vọt. Mọi sự chú ý đang đổ dồn về cách phản ứng của Mỹ và Saudi Arabia sau khi đưa ra kết luận sơ bộ rằng vũ khí của vụ tấn công có nguồn gốc từ Iran. Trong khi đó, Iran vẫn bình thản bác bỏ mọi cáo buộc có liên quan, đồng thời khẳng định sẽ không tham gia đàm phán với Mỹ ở mọi cấp độ, dù áp lực đó là như thế nào.

Theo giới phân tích, 2 cơ sở dầu của Saudi Arabia bị tấn công hôm 14/9 vừa qua, sẽ phải mất nhiều tháng để khôi phục, thay vì vài tuần như tuyên bố trước đó. Giá dầu thế giới có thời điểm đã tăng gần 15%, trong khi loại dầu thô Brent cũng đã tăng mạnh nhất trong vòng 30 năm qua vào ngày hôm qua. Tuy nhiên, đến hôm nay, giá dầu đang dần bình ổn trở lại khi cả Mỹ và Saudi Arabia tuyên bố, lượng dầu dự trữ của 2 quốc gia này sẽ giúp nguồn cung cho khách hàng không bị gián đoạn.

Về khía cạnh điều tra vụ tấn công, Liên quân Arab ngày 16/9 đã công bố kết quả sơ bộ, khẳng định vũ khí được sử dụng trong cả hai vụ tấn công này đều có nguồn gốc từ Iran.

Phát biểu trong một cuộc họp báo, người phát ngôn của lực lượng liên quân, Đại tá Al Maliki cho biết: “Kết quả điều tra sơ bộ ban đầu đã chỉ ra rằng, các vũ khí được sử dụng trong vụ tấn công hai cơ sở của tập đoàn dầu khí nhà nước Aramco của Saudi Arabia là của Iran. Các máy bay không người lái (UAV) trong vụ tấn công không được phóng đi từ lãnh thổ Yemen - giống như lực lượng Hu-thi đã nhận trách nhiệm trước đó. Houthi chỉ là một công cụ của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo, đó là những gì họ sử dụng để hiện thực hóa mục tiêu và chương trình nghị sự của họ trong khu vực. Kết quả này sẽ ngay lập tức được công khai khi quá trình điều tra hoàn tất”.

Hiện Saudi Arabia đang mời các chuyên gia Liên Hợp Quốc và quốc tế tham gia vào quá trình điều tra và đánh giá hậu quả của vụ tấn công “lớn chưa từng có” nhằm vào nước này.

Trong khi đó, tại Mỹ - 1 đồng minh của Saudi Arabia và cũng là 1 đối thủ của Iran cũng khẳng định, gần như chắc chắn Iran đứng đằng sau vụ việc này. Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, vụ tấn công vào Saudi Arabia có thể sẽ bị đáp trả bằng 1 vụ tấn công lớn hơn.

“Tôi xin nói với bạn rằng, đó là một cuộc tấn công rất lớn. Và nó có thể gặp phải một cuộc tấn công lớn hơn nhiều lần, được thự hiện rất dễ dàng bởi đất nước chúng tôi. Nhưng chúng tôi sẽ tìm ra ai là người chắc chắn đã thực hiện nó trước. Tôi nghĩ rằng Iran có khả năng cao nhất để thực hiện vụ tấn công này. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để nói về 1 điều gì đó bây giờ”, ông Trump khẳng định

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ vẫn khẳng định, quan điểm của ông là không muốn bị lôi vào 1 cuộc chiến mới, song sẵn sàng giúp đỡ Saudi Arabia trong trường hợp chiến tranh xảy ra.

Thế giới những ngày qua đã đồng loạt lên tiếng quan ngại về vụ tấn công, coi đó là 1 hành động làm leo thang căng thẳng trong khu vực. Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu và hầu hết các quốc gia trên thế giới đều kêu gọi các bên liên quan kiềm chế tối đa, để tránh xảy ra 1 cuộc xung đột mới. Đặc biệt là trong bối cảnh, vẫn chưa có bằng chứng xác thực nào được đưa ra cho các cáo buộc về thủ phạm tiến hành vụ tấn công.

Dự kiến Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và 1 số quan chức Mỹ sẽ sớm tới Saudi Arabia để thảo luận về vấn đề. Trong khi Bộ Ngoại giao Nga ngày 16/9 cũng xác nhận Tổng thống Putin sẽ tới Saudi Arabia vào tháng 10 tới.

Về phần mình, giữa tâm điểm cáo buộc có liên quan đến vụ tấn công từ Mỹ và Saudi Arabia, Iran đến nay vẫn bác bỏ mọi cáo buộc, cho rằng đây là chiến dịch nói dối, nhằm bôi nhọ hình ảnh đất nước Iran, nhằm tạo cớ cho những động thái chống Iran “tiếp theo” trong tương lai của các quốc gia này.

Liên quan đến khả năng đàm phán với Mỹ, ngày 17/9, lãnh tụ tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei đã loại bỏ khả năng sẽ đàm phán với Mỹ ở mọi cấp độ, dù áp lực tối đa Mỹ gây ra cho nước này lớn tới đâu. Theo ông Khamenei, chính sách “gây sức ép tối đa” của Mỹ chống Iran là vô ích và sẽ nhận 1 kết quả là thất bại.

Lãnh tụ tối cao Iran cũng khẳng định, nếu Mỹ gỡ bỏ trừng phạt nhằm vào Tehran, nước này sẽ quay trở lại đàm phán đa phương với Mỹ và các đối tác còn lại của thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Tuyên bố của ông Khamenei được đưa ra khi giới chức Mỹ vẫn để ngỏ khả năng sẽ có 1 cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Iran Hassan Rouhani bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc diễn ra vào cuối tháng này.

Theo VOV
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.