Thưởng lãm lễ hội ngắm anh đào Hanami xứ Phù Tang

Được xem như biểu tượng của đất nước Nhật Bản, hoa anh đào luôn mang theo một vẻ đẹp riêng không trộn lẫn. Nghệ thuật ngắm hoa anh đào được xem là cả một nghệ thuật khi con người hòa vào vẻ đẹp của thiên nhiên.
Thưởng lãm lễ hội ngắm anh đào Hanami xứ Phù Tang

Hoa anh đào Sakura

Hoa anh đào không chỉ là quốc hoa của Nhật Bản, mà còn là món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước mặt trời mọc, là niềm tự hào của người dân nơi đây.

Thưởng lãm lễ hội ngắm anh đào Hanami xứ Phù Tang - anh 1

Hoa anh đào - biểu tượng của nước Nhật

Trong tiếng Nhật, hoa anh đào được gọi là “Sakura”. Người Nhật tin rằng loài hoa này bắt nguồn từ tên gọi và sắc đẹp tuyệt trần của vị nữ thần Konohana Sakuya. Theo truyền thuyết, nữ thần chính là người đầu tiên gieo hạt giống hoa anh đào trên núi Phú Sĩ. Kể từ đó, anh đào có mặt trên khắp Nhật Bản và được coi là quốc hoa của đất nước Mặt trời mọc này.

Thưởng lãm lễ hội ngắm anh đào Hanami xứ Phù Tang - anh 2
Lễ hội Hanami ở Nhật Bản

Hoa anh đào là loại hoa nhỏ, có nhiều màu từ gần như trắng đến hồng thẫm, với đặc điểm nở rộ cùng một lúc. Mỗi cây có rất nhiều hoa nên khi nở trông không khác nào một bó hoa khổng lồ.

Thưởng lãm lễ hội ngắm anh đào Hanami xứ Phù Tang - anh 3

Ngắm hoa anh đào Nhật Bản

Chính hình ảnh này đã gửi gắm 1 thông điệp: Con người chúng ta không thể mạnh khi đứng một mình mà phải dựa vào sức mạnh của cộng đồng. Thông điệp này đã tạo nên khối sức mạnh hùng cường của giới võ sĩ đạo Nhật Bản, cũng như góp phần giúp Nhật Bản vực dậy sau những thời kì khủng hoảng và chiến tranh kéo dài để trở thành một cường quốc như bây giờ.

Tại Nhật, có khoảng hơn 50 loài hoa anh đào khác nhau. Có loại màu trắng, có loại phơn phớt vàng nhưng nhiều nhất và đẹp nhất vẫn là anh đào màu hồng phấn.

Lễ hội Hanami truyền thống

Hanami là từ được ghép bởi hai từ “Hana” có nghĩa là hoa và “Mi” có nghĩa là ngắm nhìn. Hanami có nghĩa là thưởng lãm hoa và đây cũng là tên gọi của lễ hội nổi tiếng bậc nhất nước Nhật – Lễ hội ngắm hoa anh đào. Lễ hội này đã có một lịch sử lâu đời từ hàng ngàn năm nay, và được coi là quốc lễ của Nhật Bản và là một nét đẹp không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản.

Thưởng lãm lễ hội ngắm anh đào Hanami xứ Phù Tang - anh 4

Hoa anh đào trong công viên Hirosaki-koen (Aomori)

Bắt đầu vào khoảng thời gian từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, hoa anh đào trên khắp nước Nhật đồng loạt nở rộ trong khoảng 2 tuần rồi tàn nên thời điểm này được xem là thời điểm đẹp nhất để thưởng thức vẻ đẹp của hoa anh đào và cảm nhận không khí mùa xuân đang đến gần, lễ hội Hanami kéo dài cả ngày lẫn đêm trong khoảng 2 tuần.

Những điểm lý tưởng để ngắm hoa ở thủ đô Tokyo là công viên Ueno, sông Meguro, cung điện Imperial, khu vườn của khách sạn New Otani... Ngày khai hội sẽ chỉ được thông báo dựa trên những mẫu cây anh đào đại diện ở đền Yasukuni bắt đầu nở hoa.

Thưởng lãm lễ hội ngắm anh đào Hanami xứ Phù Tang - anh 5

Hoa anh đào nở rộ vào đầu tháng 4

Còn ở cố đô Kyoto, có lẽ không nơi nào mang lại nhiều cảm xúc thăng hoa như ở đền Heian Shrine (hay Bình An Thần Cung). Hoa anh đào vốn đã đẹp, và sắc trắng cùng hồng phấn dưới nền trời xanh càng trở nên huyền ảo hơn khi hiện ra sau chiếc cổng torii bằng gỗ sơn đỏ của đền thờ Thần đạo này.

Có được cơ duyên thưởng lãm quốc hoa của nước Nhật ngay tại Bình An Thần Cung, điều đó có nghĩa rằng bạn vừa thực hiện một nghi lễ giúp thanh tẩy tâm hồn khỏi mọi sân si vướng bận để khai mở hạnh phúc vô biên.

Thưởng lãm lễ hội ngắm anh đào Hanami xứ Phù Tang - anh 6

Rừng hoa anh đào nở rộ, bao trùm Ondagawa

“Hoa đào lại nở rồi”, thông điệp như một lời chào, như một niềm hạnh phúc được người Nhật hoan hỉ thông báo cho nhau vào lúc lễ hội anh đào lan tỏa trong không khí xuân vương vấn. Những cô gái da mặt trắng hồng như hoa anh đào e ấp trong bộ kimono truyền thống bước vào Bình An Thần Cung để cầu mong bình an cho đất nước, gia đình và bản thân.

Dừng bước ở khu vực sân bên ngoài đền, nhiều người chọn cách rửa mặt và sau đó uống nguồn nước thanh khiết trong giếng như nghi thức tẩy trần trước khi vào sâu hơn. Và khi ra về, người ta cũng không quên mua một loại bùa may mắn cho sức khỏe, tình yêu, tránh rủi ro trong năm mới.

Thưởng lãm lễ hội ngắm anh đào Hanami xứ Phù Tang - anh 7

Những thiếu nữ Nhật Bản trong chiếc áo kimono truyền thống

Tại lễ hội Hanami, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những thiếu nữ Nhật Bản trong chiếc áo kimono truyền thống dưới những tán hoa anh đào, những gia đình vui đùa rộn rã bên nhau, tất cả đều tạo nên một dấu ấn đậm nét cho lễ hội ngắm hoa Hanami đặc biệt của xứ sở hoa anh đào.

Xem thêm:

- Khám phá ngôi làng của những chú cáo đáng yêu ở Nhật Bản

- Mãn nhãn với lễ hội ánh sáng lớn nhất năm của Nhật Bản

- Ngắm ngàn hoa rực nở trong tiết xuân xứ Phù Tang

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.