Tín hiệu vui từ thị trường nông sản

Hiện nay, các cửa khẩu giao thương với Trung Quốc đã hoạt động trở lại và dần ổn định. Các đoàn dài xe container dần lăn bánh. Đây có lẽ là nguyên nhân chính giúp giá thanh long trong nước nhảy vọt từ 5.000 đồng/kg hồi tuần trước lên mức 45.000 đồng/kg (ngày 19/2).


Xe chở nông sản từ Việt Nam qua cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai).
Xe chở nông sản từ Việt Nam qua cửa khẩu Kim Thành (Lào Cai).

Thông quan, nhưng chưa “thông” hoàn toàn

Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai thông tin: Cho đến thời điểm này, tổng cộng có trên 1.000 xe hàng xuất khẩu qua biên giới, chủ yếu là thanh long và một số hàng nông sản khác như dưa hấu, chuối, mít, tinh bột sắn... Còn nhập khẩu thì thuận lợi hơn, với trên 2.000 xe được thông quan. Thời điểm hiện tại có khoảng 300 - 400 container nông sản các loại đang chờ được xuất đi. Sở dĩ, luôn có hàng trăm container nằm chờ là do khi thông tin Cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II Kim Thành xuất được nông sản, các xe hàng liên tiếp kéo lên đây.

Phó Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai Trần Anh Tú cho biết, nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc dần đi vào ổn định trong những ngày qua, kim ngạch xuất nhập khẩu từ ngày 8 đến ngày 17/2 vẫn đạt trên 16 triệu USD, với tổng lượng hàng hóa đạt 35.000 tấn. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 11,4 triệu USD với lượng hàng hóa là trên 19,8 nghìn tấn. Đặc biệt, mặt hàng quả thanh long có kim ngạch xuất khẩu gần 8,6 triệu USD tương đương lượng hàng trên 12.000 tấn. Mít cũng là loại mặt hàng được xuất khẩu mạnh với trên 1,4 triệu USD tương đương gần 1,7 nghìn tấn. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu đạt 4,5 triệu USD với lượng hàng hóa là 15,6 nghìn tấn. Các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là rau củ quả các loại với giá trị trên 1,7 triệu USD tương đương lượng hàng hóa 9 nghìn tấn. Ngoài ra là mặt hàng phân bón với trên 1,3 triệu USD tương đương 5,7 nghìn tấn...

Lý giải container nông sản các loại đang chờ xuất, theo ông Hà Đức Thuận- Phó Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai: Do dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, nên phía Trung Quốc hạn chế tập trung đông người, mỗi xe hàng xuất khẩu qua biên giới chỉ có 2 công nhân bốc xếp, khiến thời gian thông quan bị kéo dài hơn. Ở thời điểm này, tại Lào Cai mỗi ngày có thể giải quyết cho hơn 100 xe qua cửa khẩu, sang tới Trung Quốc chỉ có khoảng 60 xe vào được nội địa, còn lại phải tiếp tục xếp hàng. 

“Chính sách, quy định của hai quốc gia khác nhau nên điều này không thể can thiệp được. Còn tại cửa khẩu Lào Cai từ ngày 19/2 trở đi sẽ áp dụng quy trình cách ly theo hướng dẫn số 568/BYT-DP ngày 8/2/2020 của Bộ Y tế, lái xe và người giao hàng sẽ không bị cách ly khi trở về”- ông Thuận cho biết và thông tin thêm, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên trên địa bàn Lào Cai hoạt động xuất nhập khẩu chủ yếu diễn ra duy nhất tại cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành.

Còn tại tỉnh Lạng Sơn, tính đến hết ngày 18/2, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị xuất 149 xe nông sản, hoa quả, linh kiện điện tử, tồn 381 xe (mít, thanh long, ớt, nhãn), linh kiện điện tử xuất khẩu. Cửa khẩu Tân Thanh: Không phát sinh; tồn 2 xe thanh long. Cửa khẩu Cốc Nam: Không phát sinh; tồn 10 xe (lạc, tạp hóa, da bò, mỹ phẩm). Cửa khẩu Chi Ma: Xuất 10 xe, tồn 5 xe (1 xe tái nhập khẩu thạch đen; 1 xe hạt tiêu, 2 xe quả sung khô). Cửa khẩu Ga Đồng Đăng: Nhập 8 toa thép tấm, tồn 17 toa quặng sắt chờ xuất khẩu.

Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn Phan Hồng Tiến cho biết, thời gian qua, cùng với việc tuân thủ nghiêm ngặt việc phòng, chống dịch bệnh ngay tại cửa khẩu, Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn thường xuyên trao đổi với các lực lượng chức năng thị xã Bằng Tường (Quảng Tây, Trung Quốc) để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy việc thông quan hàng hóa một cách thuận lợi nhất. Cùng với đó, cơ quan này đã làm việc với phía bạn để sớm thông quan hàng hóa qua cửa khẩu phụ Tân Thanh và Cốc Nam song song với việc áp dụng quy trình kiểm soát, kiểm tra dịch bệnh nghiêm ngặt, giống như tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị.
Nỗ lực tháo gỡ

Tín hiệu vui của thị trường nông sản những ngày qua đó là các cửa khẩu biên giới đã thông thoáng hơn sau khi Trung Quốc có động thái mở cửa biên giới, lượng nông sản được thông quan mỗi ngày lại tăng thêm số lượng.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh vẫn khuyến cáo, các địa phương cần tiếp tục theo dõi sát tình hình tại khu vực cửa khẩu biên giới, đặc biệt, Bộ trưởng nhấn mạnh, hạn chế đưa hàng hóa lên biên giới, trừ trường hợp đưa lên để xuất khẩu theo hình thức chính ngạch và phía đối tác Trung Quốc có khả năng nhận hàng để tránh tình trạng hàng hóa lại bị ứ đọng. Ông Trần Tuấn Anh cũng lưu ý, các doanh nghiệp chủ động liên hệ với đối tác phía Trung Quốc để đàm phán chuyển đổi sang hình thức xuất khẩu chính ngạch và chủ động áp dụng các biện pháp sẵn sàng chuyển đổi như thay đổi dán tem truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm… 

Được biết, Bộ Công thương đã và đang chỉ đạo các Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực tại các địa phương ưu tiên cấp Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi cho các lô hàng sẵn sàng chuyển sang hình thức xuất khẩu chính ngạch. Động thái này, theo đánh giá của giới chuyên gia sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong việc thông quan hàng hóa.

Bên cạnh đó, lãnh đạo Bộ Công thương cũng khuyến cáo, bà con nông dân nên chủ động nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản, trái cây, đồng thời triển khai tốt các quy định về truy xuất nguồn gốc, kê khai vùng trồng, quy cách đóng gói (bao bì, nhãn mác) cũng như các yêu cầu liên quan nhằm đáp ứng quy định, tiêu chuẩn đã thỏa thuận với các nước nhập khẩu để tạo thuận lợi cho các Bộ, ngành liên quan thực hiện công tác chuyển hướng thị trường thay thế một cách hiệu quả, kịp thời.

Thực tế, thời gian qua, việc mặt hàng nông sản phụ thuộc khá lớn vào thị trường Trung Quốc là một trong những nguyên nhân chính khiến cho tiêu thụ nông sản thường gặp rủi ro khi thị trường này có biến động. Dịch Covid-19 chỉ là một trong hàng loạt các biến cố bất ngờ xảy ra khiến cho nông sản Việt lại rơi vào tình cảnh ùn tắc. 

Bởi vậy, ngoài những nỗ lực tháo gỡ mà phía Bộ Công thương đang làm trước mắt, các chuyên gia trong ngành cho rằng, ngành nông sản cần tìm đến các thị trường mới, không nên phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường. 

Giá thanh long nhảy vọt, không còn tình trạng ùn ứ hàng

Sau chuỗi ngày rớt giá thê thảm vì những hưởng của dịch Covid-19, việc mua bán thanh long bỗng trở nên rầm rộ giúp giá thanh long bất ngờ tăng vọt lên mức 35.000 - 45.000 đồng/kg, trong khi chỉ vài ngày trước có lúc giá chỉ 5.000đ/kg.. Ghi nhận ngày 19/2, tại nhiều chợ dân sinh trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, thanh long đang được bán với giá khá cao. Tăng trung bình từ 35.000 đồng/kg. Tại Hà Nội là từ 45.000 – 50.000 đồng/kg. Còn tại nhà vườn huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận)- vựa thanh long - hiện được thương lái mua với giá 14.000 – 15.000 đồng/kg, loại mẫu mã đẹp hơn được thương lái trả mua giá 16.000 đồng/kg.

Theo Đại đoàn kết
TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.