Trong bài phát biểu kéo dài một giờ, Tổng thống Duterte hứa sẽ bảo vệ lợi ích của Philippines ở biển Đông - nơi nước này tuyên bố chủ quyền với một nhóm đảo và rạn san hô, bất chấp những thay đổi tích cực trong quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh.
"Mối quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc đã được cải thiện, nhưng không có nghĩa là chúng tôi sẽ từ bỏ cam kết bảo vệ lợi ích của mình ở biển Tây Philippines", đồng thời lưu ý rằng để kết thúc điều này, Philippines đã "cam kết với Trung Quốc thông qua các nền tảng song phương và đa phương, chẳng hạn như ASEAN-Trung Quốc và Cơ chế Thảo luận song phương Philippines-Trung Quốc".
Tổng thống Philippines nhấn mạnh rằng hai nước đã xoay sở để xây dựng một khung dự thảo cho Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), "giúp giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình".
Hiện tại trên biển Đông, ngoài Trung Quốc ra còn có một số quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Brunei, ngoài ra còn có thêm Đài Loan.
Trong năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague đã phán quyết rằng không có cơ sở pháp lý nào cho Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với các khu vực nằm trong "đường lưỡi bò" - đường ranh giới mơ hồ Bắc Kinh vạch ra nhằm tuyên bố chủ quyền lịch sử đối với phần lớn biển Đông.
Bắc Kinh từ chối công nhận bản án và nhấn mạnh rằng vấn đề đã được giải quyết thông qua đàm phán với các nước đứng ra kiện.
Phán quyết cũng được đưa ra ngay sau lễ nhậm chức của Tổng thống Duterte - người có xu hướng thắt chặt quan hệ với Trung Quốc và nới lỏng quan hệ với đồng minh lâu năm Mỹ.
Các cuộc thăm dò ý kiến được công bố gần đây cho thấy phần lớn người dân Philippines muốn chính phủ nước này áp dụng cách tiếp cận cứng rắn hơn trong việc đưa ra tuyên bố đối với vấn đề biển Đông.
Theo khảo sát của Pulse Asia, 73% người Philippines muốn chính quyền xác nhận phán quyết của tòa án năm 2016, trong khi một cuộc thăm dò ý kiến khác cho thấy khoảng 80% dân số không hài lòng với việc chính phủ xử lý các tranh chấp trên biển với Trung Quốc.
Theo Sputnik