Tổng thống Pháp tới thăm Beirut

(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự kiến sẽ có mặt tại Lebanon vào thứ Năm, hai ngày sau khi vụ nổ tại cảng Beirut gây chấn động toàn thế giới.
Tổng thống Pháp tới thăm Beirut

Ông Macron sẽ là nguyên thủ quốc gia đầu tiên tới thăm Lebanon từ sau thảm họa cháy nổ vào tối thứ Ba. Theo kế hoạch, Tổng thống Pháp sẽ tới thị sát địa điểm xảy ra vụ nổ đã phá hủy một phần thủ đô Beirut.

Hai ngày trôi qua, người dân Beirut vẫn đang gặp khó khăn trong việc tát thiết thành phố cũng như cứu chữa cho những nạn nhân còn sống sót. Số người chết hiện đã lên tới 137 người, ngoài ra có hơn 5.000 người bị thương, số nạn nhân dự kiến sẽ còn tăng lên khi lực lượng cứu hộ vẫn đang tìm kiếm trong những đống đổ nát.

Theo các nhà chức trách Lebanon, vụ nổ xảy ra do một trận hỏa hoạn tại cảng Beirut, sau đó ngọn lửa lan tới nhà kho chwusa 2.750 tấn hóa chất amoni nitrat, vốn được sử dụng để sản xuất phân bón và thuốc nổ.

Thống đốc Beirut ước tính khoảng 300.000 người rơi vào tình cảnh vô gia cư do nhà cửa đã bị phá hủy hoàn toàn, ước tính thiệt hại kinh tế lên tới 3 tỷ USD.

Pháp điều tra nguyên nhân vụ nổ

"Tận thế", "khải huyền" - đó đều là những từ ngữ mà người dân Beirut dùng để mô tả sức công phá của vụ nổ. Ngay sau khi sự cố xảy ra, dư luận Lebanon sục sôi đặt câu hỏi về trách nhiệm của các nhà chức trách.

"Chúng tôi không thể chịu đựng thêm được nữa. Toàn bộ họ (chính phủ) cần phải bị thay thế", Mohammad Suyur (30 tuổi), cho biết khi dọn dẹp nhà cửa ở Mar Mikhail, một trong những quận bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Beirut.

Nhiều câu hỏi được đặt ra đó là làm thế nào mà một khối lượng khổng lồ vật liệu dễ nổ như vậy lại có thể được chứa tại kho hàng ngay trong bến cảng và gần khu dân cư suốt nhiều năm trời.

Thủ tướng Hassan Diab và Tổng thống Michel Aoun tuyên bố sẽ truy cứu trách nhiệm những người có liên quan, nhưng điều này là không đủ để trấn an dư luận.

Tại Pháp, các công tố viên hôm thứ Tư đã mở một cuộc điều tra về vụ nổ đã khiến 21 công dân nước này bị thương tại Beirut.

Chính quyền Paris đã đi đầu trong việc viện trợ khẩn cấp cho Lebanon sau khi vụ nổ xảy ra, theo sau đó là các quốc gia Vùng Vịnh và ven Địa Trung Hải.

Các chuyến bay chở thiết bị y tế, bệnh viện dã chiến, chuyên gia cứu hộ và chó nghiệp vụ đã đến sân bay Beirut kể từ hôm thứ Tư.

Theo AFP
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.