TP Hồ Chí Minh nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để tất cả học sinh đều được đi học

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Dịch bệnh COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh vẫn đang diễn biến phức tạp, tất cả học sinh phải khởi đầu năm học mới bằng hình thức học trực tuyến. Dù có khoảng 4% học sinh trên toàn thành phố gặp khó khăn khi học trực tuyến, nhưng với phương châm “tất cả học sinh đều được đi học”, TP Hồ Chí Minh thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ học sinh.

UBND TP Hồ Chí Minh cũng đã có chỉ đạo việc triển khai dạy và học không gây áp lực, quá tải cho học sinh. Việc dạy và học phải triển khai linh hoạt, chậm, chắc, bám sát thực tiễn của từng địa phương, từng cơ sở giáo dục và thường xuyên giám sát, kiểm tra, điều chỉnh kế hoạch, tiến độ một cách phù hợp.

Học sinh không có thiết bị học trực tuyến sẽ được phát phiếu học tập đến tận nhà

TP Hồ Chí Minh nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để tất cả học sinh đều được đi học ảnh 1
TP Hồ Chí Minh thực hiện nhiều giải pháp giúp học sinh gặp khó khăn về học trực tuyến.

Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết, ngành giáo dục Thành phố gặp rất nhiều khó khăn cho việc chuẩn bị năm học mới, đó là tất cả học sinh Thành phố không được đến trường và phải khởi đầu năm học mới trên môi trường internet.

Theo thống kê, tại TP Hồ Chí Minh có khoảng 75.000 học sinh ở các cấp học thiếu điều kiện để bắt đầu năm học mới trên môi trường internet, trong đó cấp Tiểu học là nhiều nhất với khoảng 31.000 học sinh, THCS là 22.000 học sinh và THPT là hơn 15.000 học sinh. “Hiện Sở đã làm việc với các trường đưa ra các giải pháp để làm sao cho phụ huynh học sinh đang khó khăn về thiết bị học tập yên tâm về việc học của con em mình”, ông Nguyễn Văn Hiếu nói.

Ông Phạm Đức Hải, Phó Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hồ Chí Minh khẳng định: "Trong điều kiện hiện nay, chúng ta phải "biến nguy thành cơ". Chúng ta sẽ không dời lịch khai giảng năm học mới vào ngày 6/9 như kế hoạch, đồng thời nỗ lực hết sức để tạo điều kiện cho mọi trẻ em thành phố đều có điều kiện được đi học”.

TP Hồ Chí Minh nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để tất cả học sinh đều được đi học ảnh 2
Theo thống kê của TP Hồ Chí Minh, có khoảng 75.000 học sinh khó khăn trong việc tham gia các lớp học trực tuyến.

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, để khắc phục phần nào hạn chế trong việc dạy và học trên internet, Sở đã phối hợp với Đài truyền hình TP Hồ Chí Minh triển khai sớm nhất việc dạy, học trên truyền hình. Trong tháng 9/2021, sẽ ưu tiên các nội dung dạy cho học sinh kỹ năng tự học, hướng dẫn phụ huynh cùng tham gia, hỗ trợ con em mình học trên internet.

Về nội dung theo chương trình, sẽ có ưu tiên thời lượng cho các khối lớp nhỏ, các lớp theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 và các lớp cuối cấp; đồng thời, kho tài liệu trực tuyến đã được Sở xây dựng từ năm 2020 tiếp tục được bổ sung, cập nhật, đảm bảo cung cấp tài liệu học tập cho học sinh và phụ huynh các cấp.

Ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết thêm, hiện Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đã làm việc với các nhà cung cấp thiết bị điện tử phục vụ dạy và học trên môi trường internet và nhận được sự đồng ý của các đơn vị sẵn sàng hỗ trợ đường truyền, máy móc thiết bị để triển khai về các trường như gói vay không lãi suất, giảm giá, tặng gói 3G đường truyền cho các em học tập.

"Trong trường hợp học sinh quá khó khăn, không thể tiếp cận việc học trực tuyến bằng các hình thức trên, các trường sẽ thực hiện các phiếu học tập. Trong tuần, giáo viên sử dụng hệ thống của ngành để tiếp cận, đưa các phiếu học tập đến cho học sinh, đảm bảo học sinh nắm bắt được bài học, đảm bảo tiến độ học tập. Những học sinh này sẽ được đánh giá, kiểm tra và tạo điều kiện quan tâm, kèm cặp riêng ngay khi có điều kiện học trực tiếp để bù đắp những hạn chế gặp phải", ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết.

Không để học sinh thiếu sách giáo khoa vì lý do kinh tế

TP Hồ Chí Minh nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để tất cả học sinh đều được đi học ảnh 3
TP Hồ Chí Minh không để bất kỳ học sinh nào thiếu sách giáo khoa vì lý do kinh tế.

Về việc cung ứng, đảm bảo đủ sách giáo khoa cho học sinh, ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết, nhằm tạo điều kiện cho học sinh có sách giáo khoa, tài liệu và các thiết bị, dụng cụ học tập cần thiết trong thời gian Thành phố thực hiện giãn cách xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị các phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện đẩy nhanh thực hiện các phương án phối hợp cung ứng sách giáo khoa đến phụ huynh và học sinh, cơ bản hoàn thành trước ngày 6/9.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cũng cho biết thêm, Sở đã giao cho các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm rà soát tình hình cung ứng sách giáo khoa. Trường hợp học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà trường sử dụng tủ sách giáo khoa dùng chung cho mượn hoặc vận động nhà hảo tâm hỗ trợ, không để bất kỳ học sinh nào thiếu sách giáo khoa vì lý do kinh tế.

“Sở cũng đã chỉ đạo phòng Giáo dục đề nghị mỗi trường cử 5 giáo viên đến trường hỗ trợ các đơn vị nhận sách giáo khoa. Việc này đã được sắp xếp xong và mong nhận được sự hỗ trợ của Công an Thành phố trong việc cấp giấy đi đường. Nỗ lực để đưa sách giáo khoa đến cho học sinh trong thời gian sớm nhất”, ông Nguyễn Văn Hiếu chia sẻ thêm.

Hiện nay đã có 2 đơn vị là Bưu điện Thành phố và Viettel Post hỗ trợ cho tất cả các trường trên địa bàn thành phố cung ứng sách giáo khoa đến phụ huynh và học sinh thông qua các khu phố.

TP Hồ Chí Minh nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để tất cả học sinh đều được đi học ảnh 4
TP Hồ Chí Minh cũng đã xây dựng kế hoạch học tập khi Thành phố kiểm soát được dịch bệnh.

Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh đã yêu cầu cơ sở giáo dục chủ động phối hợp với các đơn vị phát hành, cung ứng tài liệu tham khảo, dụng cụ học tập, nhất là các phương tiện hỗ trợ việc học trên internet (điện thoại di động, máy tính bảng, máy vi tính...) để giới thiệu phụ huynh, học sinh đăng ký trực tuyến hoặc qua giáo viên chủ nhiệm nếu có nhu cầu và hoàn toàn tự nguyện.

Ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết thêm, bên cạnh nhiều giải pháp giúp học sinh học tập trong thời gian học trực tuyến, Sở cũng đã xây dựng kế hoạch học tập sau khi Thành phố kiểm soát được dịch bệnh. Sở sẽ nỗ lực đẩy nhanh tiến độ cho trẻ đến trường, tranh thủ “khoảng thời gian vàng”, ưu tiên các khối lớp 1, 2, đầu và cuối cấp chia nhỏ lớp để học trực tiếp, các khối khác tiếp tục học trực tuyến đến khi ổn định trở lại.

Trường hợp việc học trực tuyến kéo dài, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh sẽ nghiên cứu, tham mưu sử dụng các tuần dự trữ để kéo dài thêm năm học, nhất là cho các lớp 1, 2 và đầu cấp để đảm bảo chương trình và kết quả học tập.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).