Trà ép bánh: Trung Quốc đấu giá 25 tỷ, người Việt uống mỗi ngày

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Một chồng bánh trà Puer (Phổ Nhĩ) 100 năm tuổi được đấu giá thu về 25 tỷ đồng khiến giới chơi trà thế giới xôn xao. Nhưng những bạn trà Shanam Việt Nam thì lại thong thả cho biết: họ vẫn đang uống mỗi ngày thức trà này…
Trà ép bánh: Trung Quốc đấu giá 25 tỷ, người Việt uống mỗi ngày

Vì sao trà ép bánh là thức trà đắt nhất thế giới?

Bánh trà lên men hay trà ép bánh (còn có tên gọi thông dụng trên thế giới là trà Phổ Nhĩ) là thức trà được ép từ trà rời thành bánh. Được sản xuất từ trà shan tuyết cổ thụ – loại trà mang những phẩm chất tuyệt vời trong dòng trà xanh, có tuổi thọ lâu năm, mọc trong rừng, trà Phổ Nhĩ được xem như một loại dược liệu quý cho sức khoẻ, nổi tiếng, đắt đỏ nhất thế giới.

Trà Phổ Nhĩ có 2 loại là Phổ Nhĩ chín (Thục trà) và Phổ Nhĩ sống (Sinh trà), đều có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe con người. Giống như rượu vang hảo hạng, trà Phổ Nhĩ để càng lâu càng ngon nên người ta thường coi nó như một dạng cổ vật. Loại trà này có giá lên tới khoảng 12,5 tỷ đồng/kg. Năm 2005, nửa ký trà Phổ Nhĩ 64 năm tuổi đã được đấu giá thành công ở mức 3 tỷ đồng. Năm 2019, bảy chiếc bánh trà Phổ Nhĩ cổ truyền bảo quản từ những năm 1920 - được bán với giá 1,08 triệu USD (khoảng hơn 25 tỷ đồng).

Trà ép bánh: Trung Quốc đấu giá 25 tỷ, người Việt uống mỗi ngày ảnh 1
Chồng bánh trà cổ Tong Xing Hao Puer, được bảo quản từ những năm 1920 - đã được bán với giá 1,08 triệu USD (khoảng hơn 25 tỷ đồng).

Người chơi trà Việt Nam lâu nay rất trọng vọng thức trà Phổ Nhĩ, họ sẵn sàng trả hàng chục triệu đồng cho một bánh trà Phổ Nhĩ Vân Nam. Bạn trà khi mua hoặc được tặng trà Phổ Nhĩ quý rất nâng niu, gìn giữ và chỉ mời những bạn trà biết thưởng thức và có hiểu biết nhất định về trà Phổ Nhĩ.

Uống trà Phổ Nhĩ thường xuyên, người dùng lợi gan, sáng mắt, giúp tinh thần tỉnh táo, bổ não, bồi dưỡng sức khoẻ, thoải mái, sảng khoái tinh thần, có lợi cho tiêu hoá, giải độc, giảm đầy hơi, thanh nhiệt, tan đờm, tan mỡ, phòng bệnh, trừ bệnh, đẹp da…

Gần đây, các nghiên cứu y khoa còn chỉ ra chất cafein trong trà Phổ Nhĩ được sử dụng để cải thiện sự tỉnh táo và tư duy sắc bén và cũng được sử dụng để giảm cholesterol cao.

Trà ép bánh: Trung Quốc đấu giá 25 tỷ, người Việt uống mỗi ngày ảnh 2

Những bánh trà cổ Shanam được bảo quản từ nhiều năm qua và ấm đất được chế tác để pha loại trà đặc biệt này.

Bánh trà cổ Shanam- Trà Phổ Nhĩ Made in Việt Nam

Từ hàng ngàn năm trước, do tính chất quý hiếm của nó, trà Phổ Nhĩ chỉ dành cho những người giàu có, vua chúa. Trong lịch sử, trà Phổ Nhĩ còn có tên là Kim Qua Cống, Nhân Đầu Cống vì lẽ đó.

Làm được trà Phổ Nhĩ là đỉnh cao bất cứ danh trà nào cũng muốn đạt tới nhưng tỉ lệ những người làm trà làm được trà Phổ Nhĩ không nhiều. Tại Việt Nam, sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm, trả “học phí” không nhỏ, những người tâm huyết với trà Việt tại công ty Trà Tây Bắc (thương hiệu trà Shanam) đã sản xuất thành công phẩm trà ép bánh lên men.

Trà ép bánh: Trung Quốc đấu giá 25 tỷ, người Việt uống mỗi ngày ảnh 3

Sử dụng 100% nguyên liệu từ giống trà Shan tuyết cổ thụ hoang dã, hàng trăm năm tuổi ở các vùng núi Tây Bắc (Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang), người làm trà Shanam cho trà lên men, đem ép bánh, hợp dùng thường ngày cải thiện sức khỏe, thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể.

Khi ép thành bánh, nội chất trong trà bao gồm các vitamin, amino acids, polyphenol, enzyme, chất chát tanin và vô vàn khoáng chất có trong trà vẫn tiếp tục “sống” (lên men), giúp nội chất của trà chuyển hóa tích cực theo thời gian, ích lợi cho sử dụng.

Việc ép trà thành bánh còn tiện cho việc bảo quản, chống khí hậu nồm ẩm, chống mốc, đồng thời trà tiếp tục lên men ổn định trong mọi điều kiện thời tiết. Màu xanh trong cánh trà ép bánh sẽ ngả thẫm dần theo thời gian.

Trà ép bánh: Trung Quốc đấu giá 25 tỷ, người Việt uống mỗi ngày ảnh 4

Bánh trà cổ Shanam là một sản phẩm trà thuần Việt, dành ưu tiên phục vụ người yêu trà Việt.

Mang đặc trưng của trà Phổ Nhĩ, bánh trà cổ Shanam có hai dòng: trà sống (sinh trà hay còn gọi là thanh trà) và trà chín (Thục trà).

Trà sống (Thanh trà) có vị chát dịu, hậu vị sâu, độ ngọt thanh lưu luyến kéo dài sau khi uống. Hương trà thơm dịu, nổi bật thanh tươi của trà xanh hoang dã, thoảng hương các loài phong lan rừng. Nếu để qua năm, hương trà sẽ có hương dịu ngọt mùi quả chín.

Bánh trà sống Shanam thích hợp cho người đã quen dùng trà xanh lâu năm, hợp dụng thường ngày để giải độc, tăng sức đề kháng, mang lại sảng khoái, thư thái. Điểm nổi bật ở trà sống Shanam với các dòng trà ép bánh khác chính ở hương và vị. Trà càng lưu trữ lâu, hương vị càng chuyển biến tích cực, đặc biệt lạ.

Trà chín (thục trà) được cho lên men tối ưu (cưỡng bức) để rút ngắn giai đoạn lên men theo cách tự nhiên như trà sống, tôn lên các hương vị, nội chất tiềm ẩn trong trà.

Thục trà hương thơm dịu, nổi bật mùi hoa quả chín, hương lan rừng. Để qua năm, trà lên hương ngọt của mật mía. Vị đậm đà, kết cấu chặt chẽ, cân bằng giữa độ ngọt và hương hoa quả tự nhiên. Nếu trà chín là Bạch trà mây sẽ có mùi hương cốm, hương mật, hương hoa lan rừng và hương trái chín.

Đặc biệt, nhờ lên men ở mức độ vừa phải (trên 70%), trà chín Shanam có thể sử dụng ngay, màu nước trong hổ phách đẹp mắt, độ chát dịu nhẹ, hợp dụng cho mọi người, mọi độ tuổi.

Khi để qua thời gian, dù thuộc dòng trà chín, nhưng nhờ vẫn tiếp tục lên men, đẩy hương thơm, độ ngọt mật lên tối ưu, chất trà chuyển hóa thành vị thuốc, dùng thanh nhiệt, giải độc, giảm mỡ máu, giảm cân, giảm căng thẳng thần kinh, là thức uống an thần có ích, sử dụng mọi ngày, mọi mùa trong năm đều phù hợp.

Bánh trà chín hay sống đều để càng lâu vị càng ngon, hương càng nồng đượm, màu càng đẹp, càng quý giá. Những người chơi trà trên thế giới và Việt Nam hiện sưu tầm trà bánh, bảo quản trong chum hoặc trưng bày ở nơi thoáng mát, rồi đem ra bán đấu giá như một thú chơi tao nhã, tinh tế.

Trà ép bánh: Trung Quốc đấu giá 25 tỷ, người Việt uống mỗi ngày ảnh 5

Cận cảnh mặt sau của bánh trà, được chia thành từng miếng nhỏ vừa với 01 lần pha

Trong mùa dịch covid vừa qua, khảo sát từ người dùng của CLB bạn trà Shanam còn cho thấy, uống trà bánh Shanam có thể giúp người dùng tăng sức đề kháng, ngăn ngừa sự xâm nhập của virus, gồm cả virus nCov. Điều này phù hợp với những công bố của nhóm nghiên cứu Chia-Nan Chen mới đây. Theo đó, nhóm nghiên cứu này chỉ ra rằng hàm lượng tannin rất cao trong trà bánh, trà đen có khả năng ức chế sự phát triển của virus SARS – nCov.

Độc đáo bộ bánh trà cổ 12 con giáp, món quà quý ngày tết

Từ niên vụ 2020, người làm trà Shanam đặc biệt phát triển sản phẩm bánh trà có tạo hình độc đáo từ 12 con giáp.

Trà ép bánh: Trung Quốc đấu giá 25 tỷ, người Việt uống mỗi ngày ảnh 6

Bộ bánh trà cổ Shanam được ép từ trà sống hoặc trà chín, mặt bánh trà tạo hình 12 linh vật đại diện cho 12 con giáp lần lượt là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi. Thân, Dậu, Tuất, Hợi với thiết kế đường nét, hình khối tối giản, một mặt bánh trà thể hiện thần thái, tính cách từng con giáp, mặt còn lại là đường phân ô, đẹp về mỹ thuật tạo hình, tiện dụng khi dễ dàng tách rời mà không cần dụng cụ chuyên dụng.

Trà ép bánh: Trung Quốc đấu giá 25 tỷ, người Việt uống mỗi ngày ảnh 7

Bánh trà cổ hình con giáp của năm Tân Sửu

Bộ bánh trà cổ 12 con giáp đáp ứng đủ nhu cầu, từ sử dụng, lưu trữ, sưu tầm, trưng bày, quà biếu…Ngay sau khi ra mắt, bộ bánh trà cổ đã chinh phục người yêu trà và được đặt nhiều để làm quà biếu sang trọng, ý nghĩa cho dịp tết Tân Sửu sắp tới.

Trà ép bánh: Trung Quốc đấu giá 25 tỷ, người Việt uống mỗi ngày ảnh 8

Bánh trà được bọc bằng giấy gió thủ công

Trà ép bánh: Trung Quốc đấu giá 25 tỷ, người Việt uống mỗi ngày ảnh 9

Bánh trà cổ hình con giáp của năm Thìn- Rồng

Trà ép bánh: Trung Quốc đấu giá 25 tỷ, người Việt uống mỗi ngày ảnh 10

Có thông tin người sở hữu bánh trà, trà được sưu tầm như một món đồ quý

Giới chơi trà nhận định, bộ bánh trà cổ 12 con giáp của trà Shanam độc đáo, chưa từng có, có thể ghi danh kỷ lục Guinness trà. Công nghệ ép bánh trà Shanam không thua kém trà Phổ Nhĩ đắt đỏ nhất thế giới nên nếu sở hữu bộ bánh trà cổ này, bảo quản đúng cách, người chơi trà sẽ có thể tìm kiếm được lợi nhuận khủng theo thời gian…

TIN LIÊN QUAN
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.