Nhiệt độ trung bình toàn cầu trong tháng 7 năm 2019 là 16,7 độ C, cao hơn so với mức trung bình của cả thế kỷ 20 là 15,8 độ C, khiến nó trở thành tháng 7 nóng nhất trong kỷ lục 140 năm qua, theo các nhà khoa học tại Trung tâm thông tin môi trường quốc gia của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA). Tháng nóng nhất trước đó được ghi nhận là tháng 7 năm 2016.
Đặc biệt, 9 trong số 10 tháng 7 nóng nhất đã xảy ra kể từ năm 2005 - với 5 năm gần đây là các năm nóng nhất. Tháng 7 vừa qua cũng là tháng 7 thứ 43 liên tiếp và tháng thứ 415 liên tiếp có nhiệt độ toàn cầu trên mức trung bình.
Đây là năm nóng nhất từ trước đến nay đối với các vùng Bắc và Nam Mỹ, Châu Á, Australia, New Zealand, nửa phía nam châu Phi, một phần phía tây Thái Bình Dương, tây Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
Mức băng biển đang xuống thấp kỷ lục: Băng biển Bắc cực đạt mức thấp kỷ lục trong tháng 7, thấp hơn mức trung bình 19,8% - vượt qua mức thấp lịch sử trước đó của tháng 7/2012.
Độ che phủ trung bình băng biển ở Nam Cực thấp hơn 4,3% so với mức trung bình từ năm 1981-2010.
Trái đất vừa trải qua tháng 7 nóng nhất trong lịch sử
(Ngày Nay) - Tháng 7 vừa qua, cả thế giới đã trải qua cảnh nóng bức kinh hoàng khi nhiệt độ tăng vọt lên một tầm cao mới và biến đây là tháng 7 nóng nhất trong lịch sử nhân loại. Nhiệt độ tăng cao kỷ lục cũng khiến mức băng biển Bắc Cực và Nam Cực xuống mức thấp lịch sử.
Theo Science Daily