Cụ thể, các nghi phạm đã bị kết tội giam giữ bất hợp pháp 12 thiếu niên trong một trại cai nghiện game tự phát mang tên Học viện Yuzhang.
Trại cai nghiện game này từng bị báo chí nêu tên vào 2017, sau khi chính quyền Giang Tây tuyên bố sẽ điều tra các cáo buộc trừng phạt nghiêm khắc đối với các học sinh nghiện game nhằm "trau dồi tính cách đạo đức của thanh thiếu niên".
Theo lời kể của những cựu "học viên" Học viện Yuzhang, họ sẽ bị nhốt vào những căn phòng nhỏ màu đen, xung quanh không có gì ngoài một chiếc chăn và một cái chậu để đi vệ sinh.
"Tôi đã bị theo dõi mọi lúc", một thiếu niên tên Xuan, trả lời tờ Thời báo Hoàn cầu năm 2017.
Những năm gần đây, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một loạt các biện pháp để trấn áp chứng nghiện game của giới trẻ. Vào tháng 11 năm ngoái, thành phố Bắc Kinh đã công bố lệnh giới nghiêm cho những người dưới 18 tuổi nhằm dẹp bỏ hành vi chơi điện tử xuyên đêm. Vào các ngày trong tuần, học sinh chỉ được chơi tới 90 phút và tối đa 3 giờ vào cuối tuần.
Học viện Yuzhang chỉ là một trong hàng trăm trung tâm cai nghiện tự phát mọc lên tại Trung Quốc trong suốt 10 năm qua.
Trung Quốc có một trong những nước có lượng người dùng internet lớn nhất thế giới, với hơn 850 triệu người truy cập vào các trang web, bao gồm khoảng 200 triệu người dùng trực tuyến trong độ tuổi từ 15 đến 35.
Trước việc giới trẻ ngày càng sa đà vào các hình thức giải trí trực tuyến và xảy ra nhiều hệ lụy, chính phủ Trung Quốc chính thức công nhận nghiện internet là một hội chứng rối loạn tâm thần vào năm 2008.
Điều này càng tạo điều kiện cho các cơ sở điều trị cai nghiện internet phát triển, tuy nhiên ngày càng có nhiều biến chứng và sự cố xảy ra trong các trại cai nghiện này.
Vào năm 2014, một cô gái 19 tuổi ở thành phố Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam) đã qua đời sau khi cô bị giáo viên tại một trung tâm cai nghiện internet đánh đập.