Trồng cây trong vũ trụ, dự án táo bạo của các nhà khoa học châu Âu

Dự án trồng cây trong vũ trụ có tên “Called Time Scale” được nghiên cứu bởi các nước châu Âu thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) nhằm đưa ra phương pháp trồng cây trong vũ trụ và cách thức các loại cây cung cấp thực phẩm và không khí cho các phi hành gia trong tương lai.
Trồng cây trong vũ trụ, dự án táo bạo của các nhà khoa học châu Âu

Các nhà khoa học sẽ nỗ lực để hiện thực hóa việc trồng cây trong vũ trụ. Họ hi vọng rằng điều này sẽ đặt nền móng cho việc trồng cây trên Mặt trăng và sao Hỏa sau này.

Cà chua bi và dau diếp có thể được trồng trên trạm vũ trụ quốc tế ISS theo phương pháp mà các nhà nghiên cứu đã tìm ra để nuôi sống các nhà du hành vũ trụ trong tương lai.

Trồng cây trong vũ trụ, dự án táo bạo của các nhà khoa học châu Âu - anh 1

Việc trồng cây thí nghiệm sẽ được tiến hành

trên trạm ISS

Chương trình thực nghiệm kéo dài 10 năm do các nhà khoa học tại Na Uy thực hiện, sẽ chứng kiến các loại cây như cà chua bi, dau diếp, đậu tương được trồng trên trạm vũ trụ quốc tế ISS.

Bà Ann-Iren Kittang Jost, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu liên ngành trong không gian tại đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy (NTNU) (trụ sở tại Trondheim) là chủ nhiệm dự án này.

Bà đã phát biểu với giới khoa học Bắc Âu rằng “Tôi đã hình dung ra cơ sở chúng ta có thể đặt nền móng cho việc trồng cây trên mặt trăng và sao Hỏa sau này. Đây chỉ là những bước sơ bộ. Tôi không muốn mạo hiểm đưa ra lời dự đoán về thời gian tiến hành trước khi chúng có thể đưa vào sản xuất đại trà. Chúng tôi vẫn chưa đi đến quyết định cuối cùng sẽ trồng cây gì. Chúng tôi mới dừng lại ở việc thảo luận trồng cà chua bi, dau diếp hay là đậu tương”.

Trồng cây trong vũ trụ, dự án táo bạo của các nhà khoa học châu Âu - anh 2

Hệ thống mô-đun canh tác kiểu châu Âu trên trạm ISS

Một phi hành gia cần khoảng 30kg nước, thực phẩm và không khí mỗi ngày và mặc dù một lượng nước nhỏ có thể được tái chế nhưng chủ yếu nguồn cung vẫn là từ trái đất và tiêu tốn một khoản tiền lớn.

Thí nghiệm trồng cây trên trạm vũ trụ ISS do trung tâm nghiên cứu liên ngành không gian tại Trondheim thực hiện kể từ năm 2006 và hầu hết là tiến hành trên cây hoa Arabidopsis thaliana - thực vật đầu tiên có hệ thống gen được giải mã.

Trồng cây trong vũ trụ, dự án táo bạo của các nhà khoa học châu Âu - anh 3

Cây Arabidopsis thaliana

Nhưng theo lời bà Kittang Jost, nếu muốn trồng các sinh vậy phức tạp hơn trong điều kiện ngoài vũ trụ thì cần phải nghiên cứu thêm.

Bà cho biết: “Không có sự thay đổi lên xuống trong trọng lực của trạm không gian. Một trong những thách thức lớn với chúng tôi đó là việc xác định chính xác lượng nước và dinh dưỡng cần cung cấp cho cây trồng trong điều kiện ít trọng lực như vậy. Chúng tôi đã quan sát thấy rằng có một lớp không khí mỏng bao quanh cây do vậy cây chỉ có thể đứng yên và hô hấp chính không khí đó”.

Mấu chốt của nghiên cứu sẽ là hệ thống mô-đun canh tác kiểu châu Âu trên trạm ISS (mô-đun này có tên EMCS) được sử dụng để nghiên cứu sinh vật học trong môi trường trọng lực giảm.

Trồng cây trong vũ trụ, dự án táo bạo của các nhà khoa học châu Âu - anh 4

Trồng cây trong vũ trụ - Một dự án táo bạo, nhưng nếu thành công

sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí cho các cơ quan nghiên cứu vũ trụ

Mô-đun EMCS sẽ được nâng cấp để cho phép sử dụng trong việc nghiên cứu việc trồng các cây lương thực trong điều kiện mà không khí hay nước sẽ không thể luân chuyển nếu không có sự giúp đỡ của máy móc.

“Chúng ta đều biết nếu một cái cây không được cung cấp đủ nước sẽ ảnh hưởng tới sức sống của nó. Chúng tôi vẫn chưa hiểu rõ cách các cây lương thực sinh tồn trong trường trọng lực như vậy. Đã có các giả thiết rằng nếu chúng tôi nuôi trồng các cây này trong môi trường vi trọng lực, chúng sẽ sống được trong môi trường trọng lực thấp hơn, tuy nhiên vẫn có những sự khác biệt rõ nét”, bà Kittang Jost nhấn mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.