Trung Quốc áp đảo trong cuộc chiến tranh thương mại

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Năm 2020, Trung Quốc đã vượt trội hơn mọi nền kinh tế lớn khác trên thế giới khi đại dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu. Nhờ những thành tựu này, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tỏ ra áp đảo trước Mỹ trong cuộc chiến tranh thương mại.
Trung Quốc áp đảo trong cuộc chiến tranh thương mại

Nền kinh tế lớn Trung Quốc kết thúc năm 2020 với thặng dư thương mại là 78 ​​tỷ USD trong tháng 12, theo dữ liệu hải quan mới được công bố. Tổng Tthặng dư của Trung Quốc trong năm qua đạt mức kỷ lục 535 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2019. Xuất khẩu, trong khi đó, tăng lên mức cao nhất mọi thời đại.

Larry Hu, chuyên gia kinh tế về Trung Quốc của ngân hàng Macquarie Capital, viết trong một báo cáo: “Giữa tất cả những ồn ào về sự tách rời tương quan và phi toàn cầu hóa, có phần bất ngờ, đại dịch đã làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới”.

Trong khi đó, ông Louis Kuijs - trưởng bộ phận kinh tế châu Á của công ty Oxford Economics, cho rằng thành tựu của Trung Quốc phần lớn là nhờ đất nước này đã kiểm soát tốt đại dịch COVID-19. Trung Quốc đã được hưởng lợi từ rất nhiều nhu cầu về đồ bảo hộ và đồ điện tử khi mọi người trên khắp thế giới làm việc tại nhà.

“Sau khi phục hồi từ cuộc khủng hoảng COVID-19 của riêng mình, Trung Quốc đã mở cửa kinh doanh khi đại dịch tạo ra nhu cầu khổng lồ đối với hàng hóa liên quan tới đại dịch", ông Kuijs chỉ ra.

Trong khi đó, cán cân thương mại của Trung Quốc với Mỹ thậm chí còn trở nên mất cân bằng hơn: thặng dư thương mại của Bắc Kinh với Washington đã tăng lên 317 tỷ USD vào năm 2020, tăng 7% so với năm trước và cao thứ hai trong kỷ lục, theo Iris Pang - chuyên gia của ngân hàng ING.

Số tiền này chỉ thấp hơn 7 tỷ USD so với năm 2018, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cuộc chiến thương mại để sắp xếp lại mối quan hệ lệch lạc với Trung Quốc.

"Căn cứ vào tình trạng hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ, sẽ là công bằng khi nói rằng cuộc chiến thương mại của Trump với quốc gia châu Á đã thất bại", chuyên gia Kuijs nhận định.

Trung Quốc dự kiến ​​sẽ công bố số liệu GDP vào cuối năm 2020 trong vài ngày tới. Các nhà phân tích kỳ vọng rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ còn tăng hơn nữa trong 3 tháng cuối năm. Các nhà phân tích của hãng tin Reuters dự đoán GDP của Trung Quốc sẽ tăng 2,1% trong cả năm 2020.

Tuy nhiên, tương lai của Trung Quốc không phải là không có thách thức. Các nhà phân tích chỉ ra rằng Tổng thống đắc cử Joe Biden có khả năng sẽ không thay đổi quan điểm về thâm hụt thương mại giữa hai nước.

"Chính phủ Biden sẽ thực hiện một cách tiếp cận khác, ít hung hãn hơn và ổn định hơn đối với Trung Quốc. Nhưng về mặt chính trị, ông Biden không thể sớm dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc", chuyên gia Louis Kuijs dự đoán.

Theo CNN
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
(Ngày Nay) - Sáng 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.