Các nhà chức trách Trung Quốc đã lần đầu tiên cam kết mua lại các trang trại lai tạo trong một nỗ lực để hạn chế hành vi buôn bán động vật hoang dã.
Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã cấm hoạt động bán động vật hoang dã làm thực phẩm, với lý do nguy cơ dịch bệnh lây sang người, nhưng hoạt động mua bán vẫn hợp pháp nếu sử dụng trong các mục đích như nghiên cứu và làm dược liệu.
Mầm bệnh SARS-CoV-2 được cho là truyền từ dơi sang người, lần đầu bùng phát tại một khu chợ ở thành phố Vũ Hán, trước khi lây lan trên toàn cầu.
Chính quyền tỉnh Hồ Nam vào thứ Sáu tuần trước đã đề ra một kế hoạch bồi thường để thuyết phục các hộ nông dân chuyển sang lai tạo các giống nuôi vật nuôi khác hoặc sản xuất trà hay thảo dược.
Các nhà chức trách sẽ định giá các trang trại và hàng tồn kho trước khi đề nghị một khoản thanh toán trị giá 120 nhân dân tệ cho mỗi kg rắn chuột,r sọc gờ và rắn hổ mang, trong khi một kg chuột tre sẽ có giá 75 nhân dân tệ.
Trong khi đó, cầy hương – loài vật được cho là nguyên nhân gây ra đại dịch SARS trong quá khứ, được thu mua với giá 600 nhân dân tệ.
Tỉnh Giang Tây lân cận cũng đã công bố kế hoạch giúp nông dân loại bỏ hoạt động nhân giống động vật, cũng như hỗ trợ tài chính.
Tờ nhật báo Giang Tây đưa tin vào tuần trước rằng tỉnh này có hơn 2.300 cơ sở lai tạo được cấp phép, chủ yếu nuôi động vật hoang dã để lấy thịt và ước tính trị giá khoảng 1,6 tỷ nhân dân tệ.
Tổ chức bảo vệ động vật Humane Society International (HSI) cho biết Hồ Nam và Giang Tây là "các tỉnh chăn nuôi động vật hoang dã lớn".
Doanh thu từ chăn nuôi động vật hoang dã đạt 10 tỷ nhân dân tệ trong năm 2018, theo các số liệu của HSI.
Chuyên gia chính sách của HSI Trung Quốc Peter Li cho biết các kế hoạch tương tự sẽ được triển khai trên toàn quốc.
Nhưng ông Lim cảnh báo rằng các đề xuất của tỉnh Hồ Nam vẫn chừa ra những lỗ hổng để người nông dân lách luật bằng cách nuôi nhốt các loài động vật hoang dã khác, miễn là không để lấy thịt.
Kế hoạch của tỉnh này cũng không bao gồm nhiều động vật hoang dã được nhân giống để lấy lông, dược liệu hoặc giải trí.
Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp cấm buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã sau khi dịch SARS bùng phát, nhưng lệnh cấm không tỏ ra có tác dụng.
Chuyên gia Li đánh giá động thái mới nhất của chính quyền Hồ Nam và Giang Tây hiện đang đi đúng hướng.
"Trong 20 năm qua, rất nhiều người đã nói với chính phủ Trung Quốc mua lại một số cơ sở nhân giống động vật hoang dã - ví dụ như nuôi gấu," ông Lim nói. "Đây là lần đầu tiên chính quyền thực sự quyết định làm điều đó, mở ra một tiền lệ để loại bỏ hoàn toàn hoạt động này”.