"Tất cả những gì tôi có thể nói là ngày hôm nay, cả phía Canada lẫn Mỹ đều không cung cấp bất kỳ bằng chứng nào về những vi phạm pháp luật của cá nhân bị bắt giữ", ông Cảnh nói.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Canada đã bày tỏ sự phản đối việc bắt giữ bà Mạnh, gọi đây là một sự vi phạm nhân quyền và yêu cầu phóng thích công dân nước này ngay lập tức.
Lập trường tương tự đã được được ra bởi Bộ Ngoại giao Trung Quốc, khi phía Bắc Kinh đã kêu gọi Ottawa ngay lập tức phóng thích Giám đốc tài chính Huawei - bà Mạnh Vãn Chu.
Công ty Huawei, đến lượt mình, tuyên bố không biết gì về bất kỳ hành vi sai trái nào của vị Phó Chủ tịch.
Bà Mạnh Vãn Chu - CFO của Huawei. |
Bà Mạnh trước đó đã bị bắt tại thành phố Vancouver của Canada vào ngày 1/12 theo yêu cầu của Mỹ do nghi ngờ bà này vi phạm các lệnh trừng phạt của Washington đang áp đặt lên Iran.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Mỹ cấm các cơ quan chính phủ sử dụng các sản phẩm dịch vụ từ Huawei và ZTE, cùng với các công ty Trung Quốc khác.
Washington cũng đã khôi phục các biện pháp trừng phạt chống lại Iran sau khi nước này rút khỏi Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) - thỏa thuận hạt nhân Iran - vào tháng 5 năm nay. Đợt cấm vận đầu tiên có hiệu lực vào tháng 8 và đợt tiếp theo diễn ra vào ngày 5/11. Các biện pháp trừng phạt không chỉ nhắm vào nền kinh tế Iran mà còn cả những cá nhân và tổ chức tiếp tục hợp tác với Iran.
Theo Reuters, bà Mạnh Vãn Chu, năm nay 46 tuổi, là con gái của nhà sáng lập và bà hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Giám đốc Tài chính của Huawei, công ty công nghệ Trung Quốc đặt trụ sở tại Thâm Quyến, Quảng Đông. Bà là người được dự đoán sẽ “kế vị” vị trí của cha mình - ông Nhậm Chính Phi, trong tương lai.