Theo Chương trình Sáng kiến minh bạch Hàng hải Châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Washington, hoạt động gần đây của Trung Quốc liên quan đến các cơ sở bao gồm các công việc cải tạo và xây dựng các cơ sở vật chất bao phủ 29 hecta trên 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, lãnh thổ tranh chấp với Việt Nam, báo cáo trích dẫn hình ảnh vệ tinh.
Mỹ và các nước đồng minh phản đối việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông và quá trình quân sự hóa 2 quần đảo của Trung Quốc, với mối lo ngại Bắc Kinh sẽ sử dụng chiến lược này để can thiệp và các tuyến hàng hải quốc tế.
Báo cáo cho biết, trong vài tháng qua, Trung Quốc đã chế tạo một loại radar tần số cao mới ở cuối phía bắc của đảo Đá Chữ Thập thuộc Trường Sa.
Báo cáo cũng cho biết các đường hầm đã được xây dựng hoàn thành trên Đá Subi, có khả năng lưu trữ đạn dược và một ăng-ten radar cùng các vòm radar khác,
Các công trình ngầm tại Đá Vành Khăn bao gồm kho chứa dưới đất cho đạn dược và nhà chứa máy bay, hầm phòng thủ tên lửa và radar.
Các công trình nhỏ khác trên quần đảo Hoàng Sa cũng đang được tiến hành, bao gồm cả một tua bin gió mới và tua bin gió trên Đảo Cây và hai tháp radar trên đảo Tri Tôn.
Vùng biển xung quanh đảo Tri Tôn là nơi hay xảy ra các vụ đụng độ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như các tàu chiến của Mỹ cũng thường xuyên xuất hiện tại vùng biển này để đảm bảo quyền tự do hàng hải.
Báo cáo cho biết đã chứng kiến 2 lần Trung Quốc triển khai các hoạt động của không quân tại đảo Phú Lâm - nơi Trung Quốc coi là trụ sở chính tại Biển Đông.
Vào cuối tháng 10, quân đội Trung Quốc đã phát đi các hình ảnh cho thấy các máy bay chiến đấu J-11B tập luyện tại Đảo Phú Lâm, đến ngày 15/11, 1 máy bay vận tải Y-8 cũng được phát hiện tại khu vực, đây là loại máy bay có chức năng giám sát điện tử.
Hôm thứ ba, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã nhắc nhở Trung Quốc về hành động xây dựng trái phép của nước này trên Biển Đông và lên án các hoạt động quân sự của nước này.
Theo Reuters