Trung Quốc triển khai chính sách ngoại giao vaccine

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Bên trong một nhà kho màu xám tại sân bay quốc tế Thâm Quyến, một dãy phòng màu trắng nằm ở một góc đều được trang bị màn hình hiển thị nhiệt độ tùy chỉnh bên trong.

Trung Quốc triển khai chính sách ngoại giao vaccine

Một nhân viên an ninh đeo khẩu trang, quần áo bảo hộ và đeo găng tay cao su đứng gác bên ngoài. Bất kỳ ai bước vào khu vực này của nhà kho đều phải có giấy chứng nhận không mắc COVID-19 và mặc đồ bảo hộ kín chân.

Những căn phòng được kiểm soát nhiệt độ này có tổng diện tích 350 m2 và sẽ sớm được lấp đầy bởi hàng triệu liều vaccine COVID-19 do Trung Quốc sản xuất. Từ đó, chúng sẽ được chất lên các khoang máy bay và vận chuyển đến các lục địa trên thế giới.

Trong những tháng tới, Trung Quốc sẽ gửi hàng trăm triệu liều vaccine COVID-19 tới các quốc gia đã đặt hàng từ trước. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đã hứa sẽ có một danh sách các nước đang phát triển được ưu tiên tiếp cận vaccine của nước này.

Trung Quốc triển khai chính sách ngoại giao vaccine ảnh 1

Các phòng lạnh đặc biệt tại sân bay Thâm Quyến được sử dụng để lưu trữ vaccine COVID-19.

Chiến dịch toàn cầu này mang đến cho Trung Quốc một cơ hội để sửa chữa hình ảnh của mình, vốn đã bị tổn hại do để lây lan đại dịch ra toàn cầu.

Ông Yanzhong Huang, thành viên cấp cao của viện nghiên cứu Hội đồng Quan hệ Đối ngoại có trụ sở tại Washington, cho biết vaccine cũng có thể được Bắc Kinh sử dụng như "một công cụ cho chính sách đối ngoại nhằm thúc đẩy quyền lực mềm và tạo ảnh hưởng quốc tế".

Hồi đầu năm, Trung Quốc đã nỗ lực thay đổi hình ảnh quốc gia bằng cách cung cấp khẩu trang và thiết bị bảo hộ y tế cho các nước khác, tuy nhiên chất lượng của những mặt hàng này rất kém cùng với tâm lý bài Trung Quốc tại các nước phương Tây càng khiến tình hình trở nên tệ hơn.

Ngoại giao vaccine

Chuyên gia Yanzhong Huang cho biết chiến lược ngoại giao vaccine có thể giúp Trung Quốc lấy lại những gì đã mất.

Trung Quốc hiện có 5 ứng cử viên vaccine do 4 công ty sản xuất đã đạt được thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, bước thử nghiệm cuối cùng và quan trọng nhất trước khi tìm kiếm sự chấp thuận của cơ quan quản lý.

Do đã kiểm soát được tình hình trong nước, các hãng dược phẩm Trung Quốc đã đem vaccine ra các nước khác để thử nghiệm trên người. Đã có ít nhất 16 quốc gia thử nghiệm vaccine của Trung Quốc.

Đổi lại, các quốc gia sở này đã được hứa hẹn sẽ tiếp cận sớm với các lô vaccine đầu tiên thành công hoặc thậm chí là được chuyển giao công nghệ sản xuất.

Trung Quốc triển khai chính sách ngoại giao vaccine ảnh 2

Chủ tịch Tập Cận Bình đặt mục tiêu biến vaccine của Trung Quốc trở thành hàng hóa toàn cầu. Ảnh: CNN

Hãng dược Sinovac Biotech đã ký hợp đồng cung cấp 46 triệu liều vaccine COVID-19 cho Brazil và 50 triệu liều cho Thổ Nhĩ Kỳ. Công ty này cũng sẽ cung cấp số lượng lớn 40 triệu liều vaccine cô đặc trước khi được chia thành các lọ nhỏ cho Indonesia để sản xuất trong nước.

Trong khi đó CanSino Biologics sẽ cung cấp 35 triệu liều vaccine của mình cho Mexico. Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc (CNBG), một đơn vị thuộc sở hữu nhà nước Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) đang cho thử nghiệm vaccine tại 10 quốc gia, chủ yếu ở Trung Đông và Nam Mỹ.

Tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, công ty Emirati hợp tác với Sinopharm hy vọng sẽ sản xuất từ ​​75 đến 100 triệu liều trong năm tới.

Chủ tịch Sinopharm Liu Jingzhen vào tháng trước cho biết hàng chục quốc gia đã yêu cầu mua vaccine của công ty cũng như khẳng định CNBG có khả năng sản xuất hơn một tỷ liều vào năm 2021.

“Trung Quốc không chỉ có ý chí chính trị đối với chính sách ngoại giao vaccine, mà còn có năng lực mạnh mẽ để biến điều đó thành hiện thực", ông Liu nói.

Trung Quốc hiện đã kiểm soát thành công dịch bệnh, nên nước này không cần triển khai tiêm vaccine khẩn cấp cho hơn 1 tỷ người trên cả nước. “Điều này tạo cho chúng tôi đòn bẩy để thực hiện các giao dịch với các quốc gia cần vaccine".

Nhưng có những dấu hiệu cho thấy chính sách ngoại giao vaccine của Trung Quốc không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Tại Brazil, vaccine của Sinovac vướng phải chỉ trích của giới lãnh đạo, trong đó có Tổng thống Jair Bolsonaro, người tuyên bố không tiêm vaccine của Trung Quốc.

Các chuyên gia quốc tế cũng đã đặt câu hỏi về chất lượng của các loại vaccine do Trung Quốc sản xuất.

Tháng trước, các hãng dược Pfizer và Moderna đã thông báo rằng kết quả ban đầu cho thấy vaccine ủa họ có hiệu quả trên 90%, trong khi một ứng cử viên khác do Đại học Oxford và AstraZeneca hợp tác sản xuất có hiệu quả trung bình là 70%.

Cho đến nay, chưa có ứng cử viên vaccine nào của Trung Quốc công bố bất kỳ kết quả sơ bộ nào về hiệu quả, mặc dù các giám đốc điều hành công ty đã nhiều lần nhấn mạnh sự an toàn của chúng, khẳng định không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào được ghi nhận ở những người tình nguyện tiêm.

Theo CNN
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.