Trường học kêu cứu vì nắng nóng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mùa hè năm nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi nhận các đợt nắng nóng bất thường. Tình trạng thời tiết cực đoan không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, mà còn đe dọa tới việc học hành của hàng triệu học sinh do các trường buộc phải đóng cửa sớm.
Trường học kêu cứu vì nắng nóng

Máy lạnh là xa xỉ phẩm

Bước sang tháng 6, nhiều bang tại Mỹ ghi nhận tình trạng nắng nóng gay gắt. Ở các bang miền Nam như Pennsylvania và Maryland, các nhà chức trách đã phải cắt giảm thời lượng các tiết học để học sinh được về sớm do trường không được trang bị máy lạnh.

Đối với hiệu trưởng Richard Gordon của trường trung học Paul Robeson (bang Pennsylvania), những ngày đầu hè luôn khiến cả giáo viên và học sinh cảm thấy bứt rứt và khó chịu bởi không khí ngột ngạt kết hợp với độ ẩm cao.

“Thời tiết nắng nóng khiến hoạt động học tập không hiệu quả chút nào”, vị hiệu trưởng thành thật chia sẻ.

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa ngày càng tăng đối với các trường học ở Mỹ. Các khu vực trước đây hiếm gặp nắng nóng khắc nghiệt - từ các bang vùng Đông Bắc đến Tây Bắc Thái Bình Dương - giờ đây cảm nhận rõ rệt sự khốc liệt của thời tiết khi mùa xuân chuyển sang mùa hè và khi các lớp học trở lại vào tháng 8 hoặc tháng 9.

Ở phần lớn các bang miền Nam, máy lạnh từ lâu đã trở thành nhu cầu thiết yếu và các trường học thường được trang bị hệ thống điều hòa nhiệt độ công suất lớn.

Trường học kêu cứu vì nắng nóng ảnh 1

Nhưng ở những nơi như Philadelphia, điều hòa không khí là một thứ xa xỉ trong nhiều thập kỷ trước, khi hầu hết các trường học được xây dựng lúc thời tiết nắng nóng gay gắt hiếm khi xảy ra.

Đặc biệt, các khu vực đô thị tại đây tập trung nhiều tòa nhà cũ, có ít điều kiện để nâng cấp hệ thống điều hòa nhiệt độ. Được thiết kế để tối đa hóa không gian trong môi trường đông đúc, các trường học ở đô thị Mỹ thường thiếu không gian xanh và bóng râm. Nhựa đường thường bao phủ sân trường và các không gian mở khác, gây ra hiện tượng hấp hơi và ngột ngạt không khí.

Một nghiên cứu của chính phủ Mỹ cho thấy khoảng 41% các cơ sở giáo dục công lập ở nước này cần cập nhật hoặc thay thế các hệ thống sưởi, làm mát và thông gió trong ít nhất một nửa số trường học, con số đó tương đương 36.000 trường học trên toàn quốc.

Có một thực tế rằng nắng nóng đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới giáo dục. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Nature Human Behavior” vào năm 2020, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng học sinh đạt điểm kém hơn trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn nếu hôm đó có nhiệt độ trên 26 độ C.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ở Mỹ, việc tiếp xúc với nhiệt độ cao chủ yếu làm giảm khả năng học tập của học sinh gốc Phi và Mỹ Latinh, những học sinh ít có khả năng sử dụng điều hòa nhiệt độ ở trường và ở nhà.

Các chuyên gia cho rằng thực trạng này chỉ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Liên tiếp 7 năm qua là 7 năm nóng nhất được ghi nhận trong lịch sử nước Mỹ.

Trường học kêu cứu vì nắng nóng ảnh 2

Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng ở các thành phố, nơi có nhiệt độ cao hơn đáng kể so với các vùng ngoại ô, do môi trường xây dựng khuếch đại nhiệt độ và do các chính sách phân biệt chủng tộc đã thúc đẩy các nhà thầu tập trung đường cao tốc ở các khu vực lân cận nơi người da màu sinh sống. Các khu dân cư nghèo và cộng đồng thiểu số thiếu cây xanh nhưng lại có nhiều vỉa hè, bãi đậu xe, các tòa nhà lớn và các bề mặt hấp thụ nhiệt khác phải chịu gánh nặng về nhiệt độ.

Một thập kỷ trước, các cơ sở giáo dục của Mỹ trung bình cho học sinh nghỉ học 3-4 ngày mỗi năm do nắng nóng, con số này hiện tại đã tăng lên 6-7 ngày, theo nghiên cứu của Giáo sư Paul Chinowsky, Đại học Colorado.

Nghiên cứu của ông Chinowsky cũng ước tính rằng đến năm 2025, hơn 13.700 trường học tại Mỹ sẽ cần lắp đặt điều hòa không khí và thêm 13.500 trường học sẽ cần nâng cấp các hệ thống hiện có.

“Sẽ phải mất đến hàng trăm triệu đô la để các học khu học nâng cấp hệ thống điều hòa nhiệt độ của họ”, ông Chinowsky chỉ ra.

Vấn đề nằm ở... tiền

Katherine Holden, 44 tuổi, chưa bao giờ trải qua cảm giác như mình bị mắc kẹt trong lò nướng thời còn đi học. Hiện là hiệu trưởng một trường trung học ở thành phố Ashland (bang Oregon), bà Holden cho biết một nửa cơ sở nơi mình quản lý không được trang bị điều hòa nhiệt độ.

“Có những ngày, giáo viên phản ánh rằng thời tiết quá nóng để học sinh tập trung vào bài giảng”, hiệu trưởng Holden nói.

Tại thủ đô Washington DC, ủy viên hội đồng thành phố Robert White Jr., một ứng cử viên cho chức thị trưởng, bày tỏ lo ngại về tác động của nắng nóng đối với các trường học. “Nhiều phụ huynh và giáo viên đang gửi cho chúng tôi các tín hiệu cầu cứu về tình trạng nắng nóng ở các lớp học và hệ thống điều hòa nhiệt độ bị hỏng”, vị quan chức tuyên bố. “Không thể chấp nhận được việc học sinh và giáo viên phải đối mặt với điều này.”

Trường học kêu cứu vì nắng nóng ảnh 3

Ở hai bang vùng bờ Đông là New York và New Jersey, các công đoàn giáo viên đang thúc đẩy chính quyền tiểu bang giải quyết tình trạng thiếu thống máy lạnh trong trường học. Chính quyền thành phố Albany, thủ phủ của bang New York, vài năm gần đây đã áp dụng quy định yêu cầu các phòng học có nhiệt độ trên 27 độ C phải thực hiện các biện pháp giảm nhiệt và đóng cửa các lớp học có nhiệt độ trên 31 độ C.

Còn ở bang New Jersey, các nhà lập pháp trong một thập kỷ qua đã cố gắng thông qua dự luật yêu cầu các cơ sở giáo dục phải duy trì nhiệt độ phòng học thoải mái cho học sinh và giáo viên.

Ông Steven Baker, phát ngôn viên của Hiệp hội Giáo dục New Jersey cho biết: “Đó là một khoản đầu tư mà chúng ta không thể ngó lơ lâu hơn được nữa. Đi vào cửa hàng tiện lợi nào ở bang này cũng đều có máy lạnh. Nếu chúng ta có thể lắp máy lạnh cho những nơi bán nước ngọt và vé số, thì chúng ta có thể làm được điều đó ở những trường học mà con em chúng ta dành hàng giờ mỗi ngày. “

Theo bà Elisabeth Ginsburg, giám đốc điều hành Garden State Coalition of Schools, một nhóm vận động đại diện cho khoảng 100 học sinh ở New Jersey, cho biết nắng nóng cũng khiến các trường học khó đảm bảo yêu cầu cho học sinh đến lớp đủ 180 ngày của chính quyền bang.

Bà Ginsburg cho biết hầu hết các học khu đều phải cho học sinh nghỉ học vài ngày liên quan tới vấn đề nắng nóng mỗi năm. Nhưng vào khoảng thời gian tháng 5 và tháng 6, các trường không còn dư quỹ thời gian nghỉ phép để cho học sinh ở nhà tránh nóng, bất chấp nhiệt độ tăng cao bất thường.

Các quan chức cũng bày tỏ sự thất vọng khi chương trình học bị gián đoạn vì nắng nóng. Đầu tháng 6/2022, khi các trường học ở Philadelphia phải đóng cửa sớm vì nắng nóng, ủy viên hội đồng thành phố Helen Gym đã không giấu nổi sự bức xúc:

“Việc giảng dạy trong những điều kiện này là không thể chấp nhận được. Chúng ta không thể cho phép tình trạng thiếu hụt máy lạnh ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục”, bà Gym đăng trên Twitter.

Trường học kêu cứu vì nắng nóng ảnh 4

Ở New Jersey, các trường học không có máy lạnh trong lớp học sẽ cung cấp nước cho học sinh và luân phiên chuyển các lớp học sang thư viện và khán phòng, nơi có hệ thống điều hòa nhiệt độ.

Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các giáo viên thường gộp các lớp học, dồn hàng chục học sinh vào những căn phòng mát mẻ nhất. Đóng cửa trường học hoặc tan học giữa chừng là biện pháp cuối cùng, nhưng nó đang trở nên phổ biến hơn, bà Elisabeth Ginsburg cho biết.

Có một thực tế đáng báo động rằng nắng nóng đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới giáo dục. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Nature Human Behavior” vào năm 2020, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng học sinh đạt điểm kém hơn trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn nếu hôm đó có nhiệt độ trên 26 độ C.

“Cần có quyết tâm để cải thiện tình trạng này”, bà Ginsburg khẳng định. “Tình trạng biến đổi khí hậu đang buộc các nhà chức trách phải thể hiện quyết tâm.”

Nếu trời quá nóng để học trong lớp, giải pháp nhanh nhất sẽ là lắp máy lạnh, thế nhưng không phải lúc nào vấn đề cũng dễ dàng được giải quyết như vậy.

Bà Valerie Wilson - quan chức giáo dục của thành phố Newark (bang New Jersey), cho biết công chúng Mỹ còn rất ít hiểu biết về rào cản chi phí và những trở ngại về hậu cần mà các trường học gặp phải nếu muốn lắp hệ thống điều hòa nhiệt độ.

Chỉ tính riêng tại Newark, thành phố lớn nhất New Jersey, hầu hết 63 trường học đều được xây dựng từ thế kỷ 19 và phần lớn các phòng học không có máy lạnh. Ngôi trường lâu đời nhất, trường Lafayette Street, có từ trước khi Abraham Lincoln là tổng thống Mỹ.

“Việc cải tạo các tòa nhà có tuổi đời hàng thế kỷ để lắp các thiết bị điều hòa không khí sẽ tiêu tốn hàng triệu đô la”, bà Wilson nói.

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định: