Trường học khởi động các phương án phòng dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trước tình hình dịch COVID-19 có chiều hướng gia tăng, các nhà trường đã khởi động lại hệ thống phòng chống dịch đồng thời tăng cường ôn tập cho học sinh, sẵn sàng phương án học và thi trực tuyến.
Học sinh sát khuẩn khi đến trường để phòng dịch COVID-19.
Học sinh sát khuẩn khi đến trường để phòng dịch COVID-19.

Chỉ còn hơn một tháng nữa, năm học 2022-2023 sẽ kết thúc. Vì vậy, các nhà trường, học sinh, phụ huynh đang vừa nỗ lực ôn tập, vừa tăng cường phòng bệnh khi dịch COVID-19 đang có dấu hiệu gia tăng trở lại, số ca mắc mới tăng nhanh mỗi ngày.

Tái khởi động hệ thống

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, tuần qua, Thủ đô đã ghi nhận hàng trăm ca mắc COVID-19 mới, trong đó có ngày lên đến gần 100 ca. Số F0 là học sinh cũng tăng nhanh.

Cô Nguyễn Thị Minh Thúy, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở-Trung học phổ thông Nguyễn Siêu (Hà Nội) cho hay mỗi lớp có khoảng 4 đến 5 em F0, cá biệt có lớp số F0 lên đến 2/3, chỉ còn 1/3 học sinh đi học.

“Trước tình hình đó, ban lãnh đạo trường đã họp ngay và kích hoạt lại các hoạt động phòng chống dịch,” cô Thúy cho hay.

Cụ thể, trường cập nhật số liệu giáo viên, học sinh nhiễm COVID hàng ngày, mở lại phòng cách ly, duy trì vệ sinh thường xuyên. Vào ngày nghỉ cuối tuần khi học sinh nghỉ học, trường tiến hành phun khử khuẩn. Cán bộ giáo viên được huy động đến trường để tổng vệ sinh, kể cả các phương tiện đi lại như ô tô cũng được khử khuẩn.

Tương tự, tại Trường Tiểu học Tây Hà Nội, công tác phòng dịch cũng được nhà trường triển khai rốt ráo. Cô giáo Trần Thị Thuý Quỳnh (giáo viên chủ nhiệm lớp 1C1) cho hay trường phối hợp với phụ huynh, nhắn thông tin trên nhóm lớp để nhắc nhở phụ huynh chuẩn bị khẩu trang, bình nước cá nhân cho học sinh.

Trước khi vào lớp, các em thực hiện sát khuẩn, đeo khẩu trang trong giờ học nhắc nhở đeo khẩu trang. Khi học sinh có biểu hiện vấn đề sức khỏe như ho, mệt, giáo viên sẽ đưa các em lên phòng y tế để kiểm tra sức khỏe và thông báo cho phụ huynh.

Với bậc học mầm non, công tác phòng dịch càng được các nhà trường chú trọng vì các em còn quá nhỏ. Ngay khi có thông tin về số ca nhiễm COVID-19 tăng trở lại, Trường mầm non Đại Mỗ A (Hà Nội) đã trang bị nước sát khuẩn, khẩu trang cho tất cả các lớp. Cô Nguyễn Thị Thanh Mùi, Hiệu trưởng nhà trường cho hay trường cũng thực hiện phân luồng, đảm bảo không tụ tập đông người, phân lịch cho các khối có thời gian xuống sân nhất định để vận động nhưng đảm bảo phòng dịch.

“Chúng tôi có sổ theo dõi sức khỏe của các con hàng ngày, chuẩn bị sẵn dung dịch khử khuẩn để phun theo các đợt cao điểm cũng như dung dịch khử khuẩn tay, vệ sinh môi trường sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe của các con tốt hơn. Trường cũng đặc biệt chú trọng giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ, tự chăm sóc bản thân để phòng dịch, như việc biết rửa tay đúng cách dưới vòi nước chảy,” cô Mùi chia sẻ.

Sẵn sàng cho các tình huống

Bên cạnh công tác phòng dịch, các nhà trường cũng sẵn sàng cho các tình huống, đặc biệt là khi học sinh đang bước vào giai đoạn cuối năm học, chuẩn bị thi hết học kỳ hai.

Cô Nguyễn Thị Minh Thúy, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở-Trung học phổ thông Nguyễn Siêu cho hay đây là giai đoạn nước rút vô cùng quan trọng với các em. Vì thế, nhà trường đang nỗ lực để ôn tập, bổ sung kiến thức cho các em. Bên cạnh công tác chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới, trường đã đưa ra phương án chuẩn bị cho việc linh hoạt trong dạy và kiểm tra đánh giá.

“Chúng tôi cũng sẵn sàng để kích hoạt lại mọi phương pháp phòng chống dịch như thời kỳ dịch căng thẳng trước đây, gồm cả việc dạy học và thi trực tuyến, trong đó có thể kết hợp bài hợp bài học dự án, điểm dự án với thi trực tuyến nếu dịch bệnh bùng phát trở lại,” cô Thúy cho hay.

Trong khi đó, một số trường đã chủ động đẩy lịch thi lên sớm hơn so với dự kiến. Chị Bùi Khánh Phương (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay mới đây, trường con chị đã thông báo thay đổi lịch thi hết học kỳ hai sớm hơn. “Trong bối cảnh dịch khó lường, chúng tôi cũng ủng hộ cách làm của nhà trường để đảm bảo các con kết thúc năm học an toàn,” chị Phương cho hay.

Theo lãnh đạo một trường tiểu học trên địa bàn Hà Nội, hiện các trường đã cơ bản hoàn thành chương trình năm học và đều trong giai đoạn tổ chức ôn tập cho học sinh. Dù trải qua ba năm học chịu tác động nặng nề của dịch bệnh, các trường và học sinh đã quen với việc học và thi trực tuyến, nhưng có thể ôn tập và thi trực tiếp vẫn là lựa chọn tốt nhất.

Cùng với sự rốt ráo của các nhà trường, phụ huynh cũng tăng cường phòng dịch cho con. Là bà mẹ của ba con nhỏ ở cả ba bậc học, từ mầm non đến trung học phổ thông, chị Nguyễn Thúy Quỳnh (Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay ngay khi số ca nhiễm COVID-19 của Hà Nội tăng nhanh từ tuần trước, chị đã trang bị gel sát khuẩn cho con mang theo đến lớp, nhắc nhở con đeo khẩu trang khi ra ngoài.

“Hiện các con đang ôn thi học kỳ. Lịch thi dự kiến vào cuối tháng Tư nên tôi luôn nhắc nhở con phải giữ sức khỏe, phòng dịch thật tốt để có thể đi học, ôn và thi học kỳ trực tiếp,” chị Quỳnh chia sẻ.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.