Trường học thu học phí bằng rác thải nhựa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mỗi sáng, học sinh ở làng Pamohi (bang Assam) thường đến trường cùng các túi đựng rác thải trên tay, đó là "học phí" mà các em phải trả để được vào lớp học.
Trường học thu học phí bằng rác thải nhựa

Trường Akshar, được thành lập bởi vợ chồng Mazin Mukhtar và Parmita Sarma, đã biến học sinh của mình thành những chiến binh bảo vệ môi trường bằng cách miễn học phí và giúp ngăn chặn người dân địa phương đốt đồ nhựa đã qua sử dụng.

Ngôi trường đặc biệt này được thành lập để cung cấp nền giáo dục cho trẻ em trong khu vực, hầu hết gia đình các em đều làm việc trong các mỏ đá, với thu nhập chỉ khoảng 3 USD một ngày. Rất ít các bậc phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn muốn gửi con em mình đến trường học do nỗi lo học phí.

“Khi chúng tôi yêu cầu phụ huynh gửi đồ nhựa gia dụng cùng con em họ tới trường, hầu như không ai tin tưởng chúng tôi. Vì vậy, vợ tôi nói với họ rằng chúng tôi sẽ coi rác như học phí. Các khoản phí mà họ có thể trả bằng tiền mặt hoặc bằng rác thải nhựa từ nhà của họ", ông Mukhtar chia sẻ.

Chính sách giáo dục đặc biệt này đã nhanh chóng khiến phụ huynh tuân thủ 100%, các gia đình có con em học trường Akshar cũng ký cam kết ngừng đốt rác thải nhựa.

Để củng cố những cây cầu đang được xây dựng trong làng, trường Aksharcũng tổ chức đào tạo nghề. Mazin Muhktar, một người Mỹ gốc Phi đến Ấn Độ năm 2013 để làm việc cho một dự án trường học ở Assam, cho biết học sinh được dạy cách lắp đặt các tấm pin mặt trời và tham dự các xưởng mộc và điện tử.

“Chúng tôi cố gắng dạy học sinh có trách nhiệm với môi trường xung quanh và phấn đấu để cải thiện chúng. Các loại rác thải nhựa mà học sinh mang tới sẽ được chuyển thành gạch sinh thái để xây dựng", Muhktar nói.

Trường học thu học phí bằng rác thải nhựa ảnh 1

Các chai nhựa sẽ được chính học sinh biến thành gạch sinh thái để xây dựng.

Từ 20 học sinh ban đầu, trường Akshar hiện có 7 giáo viên giảng dạy 110 trẻ em từ 4 đến 15 tuổi và một danh sách dự bị gồm 100 em.

Ngoài ra, để giữ cho các học sinh bám trụ lại lớp học, các giáo viên trường Akshar còn áp dụng mô hình "cố vấn", đó là biến những trẻ lớn trở thành người trợ giảng, kèm cặp các em nhỏ, những "giáo viên" này cũng sẽ được trả lương đàng hoàng để các em mua đồ ăn, quần áo, đồ chơi hoặc giày dép.

"Khi học sinh tiến bộ trong học tập, lương của các giáo viên nhí sẽ tăng lên. Phương châm của chúng tôi là càng học nhiều thì càng kiếm được nhiều hơn", theo Muhktar.

Hiệp cặp đôi Mukhtar và Sarma đã ký kết với chính quyền thành phố Guwahati để triển khai mô hình Akshar tại 5 trường học công.

Theo The Guardian
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.