Truyền thông “khoác tay” người yếu thế

(Ngày Nay) -  Tại các nước đang và đã phát triển, vai trò của truyền thông ngày càng được chú trọng  nhằm giúp tăng cường tính hiệu quả của các chiến lược, chủ trương xoá đói – giảm nghèo. Những câu chuyện về người nghèo được phản ánh qua truyền thông có thể tạo ra sự đổi mới chính sách mạnh mẽ.
Truyền thông “khoác tay” người yếu thế

Truyền thông đại chúng Ấn Độ

Vừa qua, một đoạn video lan truyền trên mạng ghi lại hình ảnh một người đàn ông vác xác vợ trên vai đi bộ về nhà đã gây xôn xao dư luận Ấn Độ. Hàng loạt tờ báo, kênh truyền hình lớn của Ấn Độ và truyền thông quốc tế lập tức đưa tin về câu chuyện thương tâm này. Theo đó, vợ của Dana Majhi – một người nghèo khổ sống tại Melagahara, bang Odisha miền Đông Ấn Độ - qua đời hôm 23/8 khi đang chữa trị bệnh lao phổi ở một bệnh viện công tại Melagahara.

Truyền thông “khoác tay” người yếu thế ảnh 1Báo chí Ấn Độ đưa thông tin về tình trạng nghèo đói tới bạn đọc

Dana Majhi cho biết đã nài nỉ bệnh viện cho xe đưa xác vợ về, nhưng bị từ chối. Vì không có đủ tiền thuê xe cứu thương, Majhi buộc phải quấn xác vợ vào chăn, vác lên vai và đi bộ về làng mình, cách xa bệnh viện gần 12 km. Mục đích duy nhất của anh là kịp đưa xác vợ về hoả táng ở quê vào tối 24/8. Nhìn thấy cảnh một người đàn ông mệt mỏi, bên cạnh là cô con gái 12 tuổi vừa đi vừa khóc nức nở, người dân địa phương đã báo cho chính quyền điều xe cứu thương đến và trợ cấp tiền ma chay cho gia đình Dana Majhi.

Khi truyền thông chính thống lên tiếng, dư luận Ấn Độ nổ ra cuộc tranh luận gay gắt. Một số ý kiến cho rằng truyền thông “sáng tác” và thổi phồng câu chuyện của Majhi. Số khác khẳng định vụ việc này cho thấy sự thờ ơ của chính quyền địa phương đối với cuộc sống lam lũ của người dân; đồng thời phơi bày bức tranh “đổ vỡ về chính sách giảm nghèo” của bang Odisha, mặc dù đây là một trong những bang đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu Ấn Độ.

Nhìn ở khía cạnh tích cực, truyền thông đúng thời điểm đã tác động nhanh chóng tới chính sách của chính quyền. Chỉ một ngày sau khi vụ việc được loan tải, Thủ hiến bang Odisha, ông Naveen Patnaik, công bố chương trình Mahaprayan hỗ trợ người nghèo. Theo đó, tất cả bệnh viện tuyến huyện và 3 cơ sở y tế ở bang Odisha sẽ cung cấp phương tiện miễn phí để các gia đình đưa người nhà qua đời trở về quê nhà. Ngoài ra, để giúp người dân vùng nông thôn đi lại thuận tiện, sử dụng các dịch vụ xã hội  như ở vùng thành thị, chính quyền bang Odisha sẽ xây thêm 100 cây cầu ở 23 huyện theo chương trình Biju Setu, đồng thời đưa thêm 300.000 người vào diện hưởng lợi từ chương trình Madhu Babu Pension Yojana nhằm trả lương hưu, trợ cấp cho người già, các goá phụ và người khuyết tật.

Tương tự vụ việc Dana Majhi, trong năm 2016, việc truyền thông Ấn Độ đưa tin về cái chết của 22 đứa trẻ vì suy dinh dưỡng tại làng Nagada ở Jaipur, bang Rajasthan đã buộc chính quyền địa phương quan tâm hơn tới điều kiện sống cho người dân ở đây. Chính quyền bắt đầu tìm cách xây dựng đường xá, cung cấp nước sạch, y tế...cho các hộ dân nghèo. Ở cấp liên bang, chính phủ Ấn Độ cũng phải xem xét lại vấn đề an ninh lương thực, cũng như tính hiệu quả của chương trình MGNREGA – một chương trình hỗ trợ người nghèo, trong đó có việc đảm bảo việc làm cho người dân nông thôn do cựu Thủ tướng M.Singh phát động từ năm 2006.

Có thể nói, truyền thông Ấn Độ đã tạo ra kênh thông tin đại chúng để người dân giám sát chính quyền. Sự giám sát này trở nên rất quan trọng trong các vấn đề như an ninh lương thực, tiếp cận dịch vụ công... Nó góp phần không nhỏ vào tiến trình phát triển của xã hội nước này.

Truyền thông xã hội ở Singapore

Singapore là một trong số các quốc gia có lượng người dân sử dụng mạng xã hội đông đảo và hăng hái nhất thế giới. Trong tổng dân số hơn 5,4 triệu người, có tới hơn 4 triệu người sử dụng Internet; 74% người Singapore thường xuyên sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook (3,8 triệu người dùng).

Những người dân khác tại “quốc đảo Sư tử” được khuyến khích thảo luận, đối thoại, tham gia các cuộc khảo sát trực tuyến về vấn đề xoá đói – giảm nghèo, từ đó đưa ra các giải pháp tạo ra thay đổi tích cực trong cuộc sống người nghèo Singapore.

Mặc dù Singapore là một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới, song vấn đề đói nghèo ở đây vẫn đáng lo ngại. Rất nhiều người nghèo, người thu nhập thấp không biết cách thức tìm kiếm thông tin để được hỗ trợ. Họ cũng không muốn“ra mặt” kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng vì lo ngại bị bêu xấu, bị xa lánh. Chính vì vậy, chính quyền và các cơ quan chức năng của Singapore đã tích cực tận dụng sự phát triển của các phương tiện truyền thông mạng xã hội (Facebook, Twitter, MySpace, YouTube...) để góp phần giải quyết tình trạng nghèo đói trong cộng đồng.

Truyền thông “khoác tay” người yếu thế ảnh 2Singapore dùng truyền thông xã hội giúp người nghèo (Nguồn: The Straits Times)

Từ tháng 4/2016, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề nghèo đói, một số giáo sư, nhà nghiên cứu xã hội tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đã phát động chiến dịch truyền thông trực tuyến với tên gọi “Không người dân Singapore nào bị bỏ rơi”(No Singaporeans Left Behind). Chiến dịch truyền thông này được triển khai bằng cách xuất bản một quảng cáo in; xây dựng một video trực tuyến, một bộ phim tài liệu, một website; và sử dụng mạng xã hội như Facebook. Khi truy cập các trang mạng của chiến dịch, người nghèo Singapore có thể tiếp cận nhiều thông tin về địa điểm và cách thức mà các cơ quan chính quyền, các tổ chức từ thiện Singapore có thể hỗ trợ về tài chính, việc làm, y tế, nhà ở, giáo dục...

Theo mục tiêu của chiến dịch, chính những người nghèo sẽ sử dụng truyền thông xã hội để chia sẻ, giúp cộng đồng thấu hiểu hơn về những khó khăn, thách thức trong cuộc sống hàng ngày mà người nghèo phải trải qua. Những người dân khác tại “quốc đảo Sư tử” được khuyến khích thảo luận, đối thoại, tham gia các cuộc khảo sát trực tuyến về vấn đề xoá đói – giảm nghèo, từ đó đưa ra các giải pháp tạo ra thay đổi tích cực trong cuộc sống người nghèo Singapore.

Trước khi chiến dịch truyền thông trên ra đời, các nhà nghiên cứu xã hội tại NUS tổ chức nhiều cuộc thảo luận kéo dài hơn 7 tháng với một nhóm 10 người thu nhập thấp tại Singapore. Nhóm này đã đề cập tới những vấn đề lớn mà người nghèo Singapore đang phải đối mặt, cũng như nêu ra các giải pháp truyền thông mà họ mong muốn. Họ cảm thấy chính mình“bị bỏ rơi” trong câu chuyện phát triển của Singapore. Đó cũng là lý do xuất hiện cái tên của chiến dịch.

Tại Singapore, truyền thông xã hội cũng đang giúp chính quyền tìm đến những người thực sự cần giúp đỡ. Kể từ khi Bộ Phát triển Gia đình & Xã hội Singapore (MSF) tham gia Facebook vào năm 2011, MSF nhận được ngày càng nhiều các cảnh báo, đề nghị giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội. Trong giai đoạn 2013 – 2014, MSF nhận khoảng 300 câu hỏi trên Facebook, trong đó cứ 5 thắc mắc thì có 1 câu hỏi liên quan tới những người cần trợ giúp xã hội. Năm 2015, những lời đề nghị giúp đỡ đã tăng lên con số 130; tính trung bình, mỗi tháng MSF nhận khoảng 11 lời đề nghị giúp đỡ. Các cảnh báo gửi tới MSF có thể là thông tin về người cần hỗ trợ tài chính, hoặc cáo buộc hành vi lợi dụng trẻ em. Thông thường chỉ trong vòng 1 ngày, MSF đã  nhận được thông tin cảnh báo và chỉ đạo các bộ phận chức năng của MSF tiếp tục theo dõi, xử lý vụ việc, hồi âm cho người gửi.

Trên tờ “The Sunday Times”của Singapore, ông Tan Chuan-Jin - Bộ trưởng MSF - cho rằng việc người dân nêu lên những mối quan ngại là điều đáng mừng, bởi nó cho thấy mọi người vẫn quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh. Tuy nhiên, khi sử dụng truyền thông giúp người nghèo, công chúng cần nắm chi tiết về cuộc sống và sự thực tình trạng hiện tại của người cần giúp đỡ để tránh“nhiễu thông tin” hoặc thông tin không chính xác.

Có thể thấy, tại mọi quốc gia, kể cả ở những quốc gia phát triển, chỉ riêng truyền thông không thể giúp xoá hoàn toàn tình trạng nghèo đói. Tuy nhiên, truyền thông có thể góp phần giải quyết vấn đề này thông qua việc đảm bảo thông tin về đói nghèo được phản ánh trên các tờ báo, tạp chí, truyền hình, phát thanh và mạng xã hội. Bên cạnh đó, truyền thông mở ra cơ hội để người nghèo lên tiếng; tạo ra sự đồng thuận từ các chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức từ thiện và các cá nhân nhằm cải thiện xã hội và phát triển kinh tế, tạo ra môi trường chính sách tốt hơn để xoá bỏ đói nghèo.

Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.