Truyền thông Nhật Bản phản ánh đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo thông tin từ Thủ đô Tokyo (Nhật Bản), trong những ngày gần đây, truyền thông Nhật Bản liên tục phản ánh đậm nét về chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong đó tập trung vào cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và người đồng cấp nước chủ nhà Kishida Fumio vào ngày 24/11 và cuộc gặp giữa các bộ trưởng quốc phòng hai nước một ngày trước đó.
huyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 22-25/11 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio một lần nữa khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
huyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính từ ngày 22-25/11 theo lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio một lần nữa khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Đài truyền hình NHK ngày 24/11 đưa tin trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính ở Tokyo, Thủ tướng Kishida Fumio đã bày tỏ hy vọng phát triển hơn nữa quan hệ song phương với Việt Nam, đồng thời cho biết ông sẽ phối hợp với Thủ tướng Phạm Minh Chính để phát triển mối quan hệ này. Thủ tướng Kishida Fumio cũng bày tỏ tin tưởng rằng các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động ở Việt Nam và người dân Việt Nam đang làm việc ở Nhật Bản sẽ đóng vai trò quan trọng đối với sự phục hồi của nền kinh tế hai nước.

Về phần mình, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chúc mừng ông Kishida Fumio đắc cử chức Thủ tướng, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng điều này sẽ mang lại tương lai tươi sáng cho tình hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.

Một ngày sau đó, trong bản tin có tiêu đề “Các Thủ tướng Nhật Bản và Việt Nam tái khẳng định quan hệ”, NHK cho biết Thủ tướng Phạm Minh Chính là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà Thủ tướng Kishida Fumio tiếp kể từ khi nhậm chức vào tháng trước. Trong cuộc hội đàm ở Tokyo ngày 24/11, Thủ tướng Kishida Fumio và người đồng cấp Việt Nam đã nhất trí hợp tác với nhau để duy trì trật tự quốc tế dựa trên tự do và thượng tôn pháp luật. Hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không; nhất trí duy trì và tăng cường trật tự toàn cầu dựa trên luật. Bên cạnh đó, hai bên cũng nhất trí duy trì các quy định về tự do hóa mức độ cao của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhất trí hợp tác để đa dạng hóa các chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Nhật Bản, trong khi Thủ tướng Kishida Fumio bày tỏ sẵn sàng cung cấp 1,54 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho Việt Nam.

Tại cuộc hội đàm, lãnh đạo hai nước cũng thảo luận về các vấn đề tiếp nhận thực tập sinh từ các nước đang phát triển. Hai bên nhất trí duy trì liên lạc chặt chẽ và phối hợp với nhau để xây dựng một khuôn khổ quản lý hệ thống này một cách thích hợp. Ngoài ra, hai bên nhất trí đẩy nhanh các cuộc trao đổi về thỏa thuận được ký hồi tháng 9 về việc Nhật Bản cung cấp trang thiết bị và công nghệ quốc phòng cho Việt Nam, đồng thời nhất trí hợp tác trong nhiều lĩnh vực, trong đó có an ninh mạng.

Truyền thông Nhật Bản phản ánh đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính ảnh 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính với các doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực chuyển đổi số.

Theo hãng tin Kyodo, trong cuộc hội đàm ở Tokyo ngày 24/11, Thủ tướng Kishida Fumio và Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhất trí tăng cường hợp tác an ninh giữa hai nước, đồng thời chia sẻ “các quan ngại nghiêm trọng” về các hành động có thể gây mất ổn định tại các vùng biển trong khu vực.

Kyodo dẫn tuyên bố chung sau cuộc hội đàm nhấn mạnh hai Thủ tướng đã nhất trí về tầm quan trọng của việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật pháp, đồng thời khẳng định sẽ hợp tác với nhau để phục hồi nền kinh tế sau dịch COVID-19.

Phát biểu với các phóng viên sau cuộc hội đàm, Thủ tướng Kishida nói: “Việt Nam là đối tác quan trọng của Nhật Bản và sẽ là nhân tố cốt yếu trong nỗ lực của chúng tôi nhằm hiện thực hóa khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và mở cửa”.

Theo Kyodo, lãnh đạo hai nước cũng bày tỏ các quan ngại nghiêm trọng về tình hình Biển Đông cũng như các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng và gia tăng tình trạng căng thẳng, đồng thời khẳng định bất cứ tranh chấp nào cũng cần được giải quyết theo luật pháp quốc tế. Trước đó một ngày, tại cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang, hai bên đã nhất trí “phản đối quyết liệt” các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng ở các vùng biển trong khu vực.

Trong bối cảnh có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có nhà máy ở Việt Nam hoặc sử dụng các linh kiện sản xuất ở Việt Nam trong các sản phẩm của mình, tại cuộc hội đàm, hai Thủ tướng đã nhất trí tăng cường các chuỗi cung ứng giữa hai nước, trong đó có việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số và đa dạng hóa các cơ sở sản xuất.

Bên cạnh đó, theo tuyên bố chung, hai bên cũng khẳng định hợp tác nhằm cải thiện điều kiện cho các thực tập sinh và sinh viên Việt Nam ở Việt Nam.

Trong khi đó, tờ Nikkei Asia đưa tin tại cuộc hội đàm ở Tokyo, hai Thủ tướng đã thảo luận về thúc đẩy du lịch, bày tỏ hy vọng sẽ nâng số lượng du khách giữa hai nước lên mức trước đại dịch là 1,5 triệu lượt/năm./.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.