Tuyển sinh Đại học 2024: Gần 3.000 thí sinh dự kỳ thi Đánh giá Tư duy đầu tiên

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cấu trúc của bài thi Đánh giá Tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội giữ ổn định như năm 2023, gồm 3 phần: Tư duy Toán học, Tư duy Đọc hiểu và Tư duy Khoa học.
Tuyển sinh Đại học 2024: Gần 3.000 thí sinh dự kỳ thi Đánh giá Tư duy đầu tiên

Sáng 3/12, Kỳ thi Đánh giá Tư duy (TSA) đầu tiên trong mùa tuyển sinh 2024 của Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra tại 16 điểm thi ở 8 tỉnh, thành phố trên cả nước với gần 3.000 thí sinh tham gia.

Tại điểm thi Đại học Bách khoa Hà Nội, các thí sinh làm thủ tục vào phòng thi rất nhanh chóng, tiện lợi.

Năm nay, Đại học Bách khoa Hà Nội tiếp tục áp dụng công nghệ check-in tự động bằng căn cước công dân có tích hợp với hệ thống quản lý dữ liệu cá nhân trên Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư để định danh thí sinh nhằm triệt để chống việc thi hộ và gian lận trong thi cử.

Cùng với đó, tại Đại học Bách khoa Hà Nội có phần mềm giám sát mọi thí sinh ở tất cả các điểm thi, có thể xem được thí sinh đã làm được bao nhiêu câu hỏi trong thời điểm kiểm tra.

Do đây là đợt thi đầu tiên nên tâm lý các thí sinh thoải mái, thử sức làm quen với dạng đề thi, phần mềm thi, trường thi.

Phó Giáo sư-Tiến sỹ Nguyễn Phong Điền, Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết: Kỳ thi Đánh giá Tư duy được thiết kế chuẩn hóa nên thí sinh cân nhắc khi thi 2 kỳ thi đánh giá tư duy quá gần nhau.

Các thí sinh lưu ý học kiến thức nền tảng rất quan trọng. Đề thi Đánh giá Tư duy đòi hỏi kiến thức khá rộng.

Đặc biệt, với số lượng câu hỏi và mức độ tư duy ở 3 cấp độ, các thí sinh phải rất khẩn trương và cần có chiến lược làm bài tốt.

Nhà trường đã cung cấp một số tư liệu ôn tập để thí sinh làm quen trước; có những kỳ thi thử để thí sinh tìm hiểu định dạng đề thi.

Trước lo lắng của một số thí sinh về việc tổ chức kỳ thi sớm, thí sinh chưa học hết kiến thức lớp 12 nên ít nhiều ảnh hưởng đến việc làm bài, lãnh đạo Đại học Bách khoa Hà Nội đưa ra "chìa khóa" làm tốt bài thi cho các thí sinh, đó là cần đọc kỹ đề bài vì đôi khi, chính trong câu hỏi đã lộ diện kiến thức để trả lời cho các thí sinh.

Ví dụ, một bài thi liên quan đến môn Vật lý, thực chất, ngay trong đề thi đã lồng ghép khối kiến thức liên quan đến chuyển động hay mối quan hệ vận tốc, quãng đường và thời gian, không cần thiết thí sinh phải ghi nhớ những nội dung này.

Tuy nhiên, các em cần đọc kỹ câu hỏi. Có thể có những câu hỏi dễ nhưng cấp độ suy luận tư duy lại khó và ngược lại. Kiến thức đề cập tới, theo thí sinh là khó nhưng đánh giá theo cấp độ tư duy thấp.

Đây là đợt thi đầu tiên trong tổng số 6 đợt thi Đánh giá Tư duy mùa tuyển sinh 2024.

Các đợt thi còn lại sẽ được tổ chức vào các ngày: 20-21/1/2024; 9-10/3/2024, 27-28/4/2024; 8-9/6/2024 và 15-16/6/2024 tại các điểm thi: Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nam Định, Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Nẵng.

Cấu trúc của bài thi giữ ổn định như năm 2023, gồm 3 phần: Tư duy Toán học, Tư duy Đọc hiểu và Tư duy Khoa học. Trong đó, nội dung các phần thi không đi sâu vào kiểm tra kiến thức các môn học, mà tập trung vào đánh giá năng lực tư duy riêng biệt.

Đặc biệt, phần Tư duy Khoa học không còn tồn tại khái niệm tổ hợp môn học, phù hợp với nội dung của chương trình Trung học Phổ thông mới.

Hiện có hơn 30 trường đại học đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá Tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội để xét tuyển vào đại học.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...