Ukraine nộp hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận món súp Borscht là Di sản văn hóa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ukraine đã chính thức nộp hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Borscht - món súp củ cải đường và bắp cải nổi tiếng thế giới là Di sản văn hóa phi vật thể, bất chấp "Cuộc chiến Borscht" giữa Ukraine và Nga chưa có hồi kết.
Súp củ cải đỏ borscht trong bát sứ với bánh tỏi pampushka và thịt ba chỉ khô. (Ảnh: Forbes)
Súp củ cải đỏ borscht trong bát sứ với bánh tỏi pampushka và thịt ba chỉ khô. (Ảnh: Forbes)

Năm 2020, đầu bếp người Ukraine Levgen Klopotenko đã cố gắng thuyết phục nhà chức trách đưa món Borscht vào danh sách đề nghị UNESCO công nhận là di sản phi vật thể, kể từ khi ông biết Borscht được gọi là "súp Nga" ở quốc gia láng giềng.

Hai nước Ukraine và Nga có lịch sử chung lâu đời, nhưng trong những năm gần đây, mối quan hệ hai bên trở nên rạn nứt do xung đột vũ trang và sáp nhập lãnh thổ. Giờ đây, có một cuộc đối đầu mới về di sản văn hóa — và ẩm thực quốc gia.

"Cuộc chiến Borscht" bắt đầu vào năm 2019, khi một tài khoản Twitter của chính phủ Nga giới thiệu món súp là "một trong những món ăn nổi tiếng và được yêu thích nhất của Nga, và là biểu tượng của ẩm thực truyền thống" của nước này. Tuyên bố đã gây ra sự phẫn nộ trên mạng xã hội.

Ông Klopotenko không đồng ý với quan điểm trên, "Rất nhiều thứ đã bị tước đoạt khỏi Ukraine, nhưng họ sẽ không lấy đi được Borscht của chúng tôi", ông nhấn mạnh rằng món Borscht “nằm trong DNA” của người dân nước mình.

Ukraine nộp hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận món súp Borscht là Di sản văn hóa ảnh 1

Đầu bếp người Ukraine Levgen Klopotenko đã khởi xướng quá trình công nhận Borsch là di sản văn hóa Ukraine. (Ảnh: Euro News)

Ông Maryna Sobotiuk, Phó Chủ tịch của Viện Văn hóa Ukraine khẳng định: "Món ăn này được chế biến ở mọi gia đình tại Ukraine. Trong một đất nước đang có chiến tranh, điều quan trọng là phải nhấn mạnh bản sắc riêng của chúng ta và đoàn kết mọi người, nhờ vào di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt, trong trường hợp này là văn hóa Borscht của Ukraine."

Hiện nay, có rất nhiều công thức để nấu được một nồi Borscht ngon lành, tùy vào đầu bếp, cách nêm nếm tại từng địa phương và từng thời điểm. Không tồn tại công thức chính thống cho Borscht, cách nấu món ăn sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đi sâu vào cuộc sống hàng ngày của người dân.

Ukraine nộp hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận món súp Borscht là Di sản văn hóa ảnh 2

Ba loại Borscht khác nhau, được nấu theo công thức truyền thống trong bếp củi. (Ảnh: Euro News)

Đầu bếp Klopotenko cho biết cách nấu có thể khác đi giữa các khu vực, từ gia đình này sang gia đình khác, từ căn hộ này sang căn hộ khác, từ đầu bếp này đến đầu bếp khác. Các phiên bản khác nhau sẽ có những thành phần khác nhau. Trong phiên bản cổ điển, đầu bếp sẽ sử dụng củ dền, bắp cải, khoai tây, cà chua và thịt lợn hoặc thịt bò cho món súp trứ danh này. Đó là sự khởi đầu hoàn hảo cho bữa ăn ấm áp vào một ngày lạnh giá ở Ukraine, Nga hay bất kỳ vùng nào khác thuộc Liên Xô cũ có mùa đông khắc nghiệt. Trên thực tế, Borscht phổ biến ở cả hai đất nước.

Ukraine nộp hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận món súp Borscht là Di sản văn hóa ảnh 3

Bát súp Borscht với thịt bê. (Ảnh: Forbes)

Một cơ quan phi chính phủ được tạo ra để chứng minh nguồn gốc của món súp

Để chứng minh rằng Borscht không chỉ đơn giản là một món ăn tại Ukraine mà còn là một phần của bản sắc dân tộc đất nước, ông Klopotenko đã thành lập một tổ chức phi chính phủ để thu thập bằng chứng, xây dựng hồ sơ chi tiết đề cử lên với UNESCO.

Ở giai đoạn sơ bộ để nộp đơn chính thức lên UNESCO, Ukraine đã tuyên bố món Borshcht (cách viết được sử dụng bởi Viện Văn hóa Ukraine, thay vì Borscht - phiên âm tên tiếng Nga của món súp) là một phần di sản văn hóa phi vật thể của riêng mình. Hồ sơ dành cho món Borscht gồm 700 trang bằng chứng cho thấy món ăn này có nguồn gốc từ Ukraine và đã ăn sâu vào văn hóa của đất nước, xuất hiện tại những sự kiện quan trọng như đám cưới và tang lễ, và là món ăn phổ biến toàn dân.

Vào tháng 4/2021, báo chí đưa tin Ukraine đã chính thức nộp hồ sơ cho UNESCO yêu cầu công nhận món Borscht là di sản phi vật thể Ukraine. Bộ Ngoại giao Ukraine dự kiến ​​rằng UNESCO sẽ thông qua quyết định này trong hai năm. Trong thời gian này, Klopotenko sẽ quảng bá cho Borscht không chỉ ở Ukraine mà trên toàn thế giới. Vị đầu bếp chia sẻ: “Trong hai năm tới, nhiệm vụ của chúng tôi là chứng minh rằng Borsch thực sự có giá trị tinh thần lớn đối với Ukraine. Chúng tôi phải sắp xếp một Lễ hội Borscht, đổi tên đường phố và đặt tên chúng theo Borscht, giới thiệu một ngày Borscht chính thức, v.v. ”

Liên hợp quốc và UNESCO đã nhiều lần phải đứng trước những câu hỏi quốc tế gây tranh cãi, việc công nhận Borshcht là một di sản văn hóa thuộc Ukraine có khả năng gia tăng bất hòa ngoại giao giữa hai nước về lâu dài.

Theo Forbes, Euro News
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.