Ukraine phản công thất bại tại Donbass

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các đơn vị của Ukraine tham gia vào cuộc tấn công ở Donbass dường như đã mất khoảng 200 quân nhân và chịu tổn thất về vật chất.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đài RT dẫn nguồn tin tại hiện trường ngày 24/1 cho biết các lực lượng của Ukraine đã không thành công trong nỗ lực phản công quân đội Nga gần thị trấn chiến lược Ugledar ở phía Tây Nam Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng.

Trong hai ngày qua, các lực lượng của Kiev đã cố gắng thực hiện hai cuộc tấn công và phải chịu tổn thất nặng nề trong những nỗ lực này. Các nguồn tin lưu ý rằng đợt tấn công thứ hai đã để lại hậu quả đặc biệt tồi tệ đối với các lực lượng của Ukraine.

Các lực lượng của Ukraine, vốn sử dụng các phương tiện không bọc thép và xe bọc thép chở quân M113 cũ do Mỹ sản xuất, đã không thể tiến vào các vị trí của Nga, cuối cùng phải hứng chịu hỏa lực pháo binh hạng nặng khi cố gắng rút về phía sau. Các đơn vị của Ukraine tham gia vào cuộc tấn công đó dường như đã mất khoảng 200 quân và chịu tổn thất về vật chất.

Nguồn tin của RT cho biết thêm các lực lượng của Ukraine đã cố gắng chống lại cuộc tấn công của Nga với sự hỗ trợ của pháo binh, sử dụng pháo M777 của Mỹ. Tuy nhiên, vị trí của họ đã nhanh chóng bị phát hiện và trở thành mục tiêu tấn công bằng máy bay không người lái cảm tử. Các nguồn tin không nói rõ liệu phía Ukraine có thiệt hại bất cứ khẩu pháo nào hay không.

Trong những tháng gần đây, thị trấn Ugledar và vùng lân cận đã chứng kiến sự giao tranh khốc liệt, với việc quân đội Nga đang cố gắng đánh bật các lực lượng Ukraine khỏi các vị trí công sự đã được đào sẵn. Cứ điểm này nằm trên vùng đất cao, khiến nó trở thành thành trì quan trọng đối với các lực lượng của Ukraine và đe dọa thủ phủ Donetsk của khu vực.

Vào tháng 11/2022, phía Nga thông báo đã “giải phóng” làng Pavlovka, nằm cách Ugledar khoảng 2 km về phía Tây Nam. Bây giờ, các lực lượng Nga dường như đang cố gắng đồng thời tiến vào thị trấn từ phía Bắc và từ phía Nam.

Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2/2022, với lý do Kiev không thực hiện các thỏa thuận Minsk, được thiết kế để trao cho Donetsk và Lugansk vị thế đặc biệt trong nhà nước Ukraine.

Đầu tháng 10/2022, Nga đã sáp nhập 4 khu vực của Ukraine, gồm Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhia vào lãnh thổ của mình sau các cuộc trưng cầu dân ý trước đó một tháng.

Bốn vùng mới sáp nhập vào Nga có diện tích khoảng 90.000km2, tương đương 15% tổng diện tích Ukraine và nếu tính cả bán đảo Crimea là 20% diện tích.

Về phần mình, giới lãnh đạo Ukraine cho biết họ sẵn sàng giành lại tất cả các vùng lãnh thổ thuộc biên giới của đất nước được thành lập sau năm 1991 bằng vũ lực nếu Moskva không từ bỏ chúng.

Trong “kế hoạch hòa bình 10 điểm” đưa ra lần đầu tiên vào tháng 11/2022, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky cũng yêu cầu khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, nghĩa là Nga phải từ bỏ 4 vùng mới sáp nhập cùng với bán đảo Crimea.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã bác bỏ kế hoạch hoà bình 10 điểm của ông Zelensky, cho rằng đề xuất này “không thực tế và không thỏa đáng”.

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.