Đây là động thái mới nhất và cũng là dấu hiệu tích cực nhất từ phía Ukraine xung quanh món nợ này với Nga bởi trước đó Kiev vẫn luôn tìm cách “lờ” khoản nợ này đi bằng các viện cớ các nhau, thậm chí kiện lại Nga ra tòa án quốc tế để phân xử.
Ukraine đề nghị Nga đàm phán để cơ cấu lại khoản nợ.
Động thái này của Kiev đưa ra sau khi Hội đồng Quản trị Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) bất ngờ có động thái ủng hộ Nga và thừa nhận món nợ 3 tỷ USD của Kiev đối với Nga. IMF cho rằng, món nợ 3 tỷ USD của Ukraine với Nga không phải là thương mại mà là quốc gia.
Ngày 20/12/2013, khi đó ông Yanukovich vẫn chưa là Tổng thống, Quỹ Phúc lợi Quốc gia Liêng bang Nga (NWF) đã dùng 3 tỷ USD để mua trái phiếu châu Âu của Ukraine từ sàn chứng khoán Ireland với mức lãi suất 5% mỗi năm.
Tuy nhiên, phía các chuyên gia kinh tế và chính trị quốc tế lại có nhận định khác về món nợ này. Họ cho rằng, khoản nợ 3 tỷ USD của Ukraine với Nga là khoản nợ mang tính chính trị bởi khi đó Nga đã đưa khoản tiền cho Ukraine để đổi lấy việc Ukraina từ chối không gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Sau đó sự kiện “Maidan” diễn ra, chính quyền của ông Yanukovich bị lật đổ và thay thế vào đó là chính quyền hiện tại.
Số tiền này khi đó rất cần thiết đối với Kiev để mua khí đốt của Nga. Moscow đã trực tiếp trao đổi với phía Ukraina và hai bên cũng nhất trí sau 2 năm Kiev sẽ phải trả món nợ này cho Nga.
Tuy nhiên, chính quyền hiện nay của Ukraine lại tỏ ý không muốn thanh khoản món nợ này đúng thời hạn (20/12/2015), đồng thời yêu cầu Nga phải giảm ít nhất 20% món nợ với viện cớ, đây là món vay thương mại, không mang tính quốc gia.
Đến khi có quyết định mới nhất của IMF cho phép Nga không chỉ được kiện Ukraine ra toàn án quốc tế mà thậm chí còn có thể tuyên bố Ukraina phá nợ quốc gia thì lãnh đạo Ukraine đã thay đổi thái độ, tỏ ý muốn đàm phán lại với Nga về khoản nợ này.
Trước đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 và cả trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Pu-tin đã nhấn mạnh sẽ cơ cấu lại khoản nợ cho Ukraina theo hướng có lợi cho Kiev. Theo đó, đến ngày 20/12/2015 này Ukraine sẽ không phải trả hết khoản nợ 3 tỷ USD mà sẽ trả dần trong 3 năm, mỗi năm 1 tỷ USD, đồng thời không tính lãi suất.
Trong khi đó, phía chính quyền Ukraine lại muốn Nga giảm món nợ này đi 20% và trả dần trong vòng 10 năm, đồng thời yêu cầu Nga phải công nhận đây là món nợ thương mại chứ không mang tính chủ thể quốc gia.Tuy nhiên, đến nay mọi cái đã thay đổi và cách thức giải quyết món nợ này ra sao sẽ được sáng tỏ sau một vài ngày nữa, khi hạn trả nợ của Ukraine kết thúc (20/12/2015).
Hữu Kỷ