UNESCO lên tiếng cảnh báo về những đe dọa đối với nền giáo dục Afghanistan

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của UNESCO, kể từ năm 2001, Afghanistan đã đạt được nhiều tiến bộ về giáo dục. Tuy nhiên, những lợi ích quan trọng đạt được thông qua giáo dục đối với sự phát triển của đất nước đang gặp rủi ro. UNESCO khẳng định quyền được giáo dục cho tất cả người học, đặc biệt là trẻ em gái, nhất thiết phải được duy trì khi đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang rình rập.
UNESCO lên tiếng cảnh báo về những đe dọa đối với nền giáo dục Afghanistan

Theo báo cáo của UNESCO mang tên "Quyền được giáo dục: Điều gì đang bị đe dọa ở Afghanistan?", trong 20 năm nước này đã ghi nhận tổng số sinh viên theo học tăng từ khoảng 1 triệu lên 10 triệu người, số giáo viên tăng 58% và tỷ lệ nữ biết chữ tăng gần gấp đôi từ 17% lên 30%. Tỷ lệ nhập học nữ tăng, đặc biệt đáng chú ý: số bé gái học tiểu học tăng từ mức gần như bằng 0 vào năm 2001 lên 2,5 triệu vào năm 2018. Vào năm 2021, cứ 10 học sinh tiểu học thì có 4 bé gái. Số nữ sinh viên đại học tăng từ khoảng 5.000 em năm 2001 lên khoảng 90.000 em vào năm 2018.

Báo cáo trình bày chi tiết những tiến bộ đạt được ở tất cả các cấp của hệ thống, xác định những hành động cấp bách và tức thời mà cộng đồng quốc tế phải thực hiện để bảo vệ sự tiến bộ này, đồng thời đưa ra nhiều cam kết hợp hiến và pháp lý mà quốc gia này cần thực hiện để thúc đẩy quyền giáo dục.

Kể từ năm 2001, Afghanistan đã phê chuẩn các công cụ quy phạm quốc tế về giáo dục và quyền của phụ nữ, đồng thời ghi rõ quyền được giáo dục cho mọi công dân trong Hiến pháp, đảm bảo 9 năm giáo dục bắt buộc cho tất cả trẻ em trai và gái.

Những thách thức về phát triển và giáo dục của Afghanistan vẫn rất lớn

Quốc gia này vẫn nằm trong số những nước nghèo nhất trên thế giới và có một trong những điểm số của Chỉ số Phát triển Con người thấp nhất. Một nửa số trẻ em ở độ tuổi tiểu học không đăng ký đi học trong khi 93% trẻ em ở độ tuổi cuối tiểu học không đọc thành thạo. Đại dịch COVID-19 đi đôi với xung đột đã gây thêm căng thẳng cho sự phát triển giáo dục với hàng triệu người học bị ảnh hưởng bởi việc đóng cửa các trường học và các cơ sở giáo dục khác. Số lượng người phải di cư nội địa được dự báo sẽ gia tăng, làm tăng nguy cơ mất học tập, gián đoạn học tập ở trẻ em. Thảm họa thế hệ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của đất nước trong những năm tới.

Afghanistan phụ thuộc nhiều vào viện trợ quốc tế, chiếm một nửa chi tiêu cho giáo dục. Báo cáo cảnh báo rằng sự kết hợp của việc thiếu giáo viên nữ, những khó khăn nghiêm trọng trong việc trả lương cho giáo viên và việc rút viện trợ quốc tế có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và tức thì đối với sự liên tục của giáo dục nước này.

Nếu lệnh cấm đồng giáo dục (còn gọi là nam nữ đồng giáo, việc giáo dục hợp nhất có nam và nữ cùng học chung với nhau) trong các cơ sở học đường được thực hiện và chỉ có nam giới dạy nữ giới, điều này sẽ giáng một đòn mạnh vào sự tham gia của phụ nữ vào giáo dục đại học và rộng hơn là giáo dục của trẻ em gái, tác động tiêu cực đến cuộc sống, công việc và quyền công dân của phái nữ.

UNESCO đưa ra các hành động khẩn cấp và tức thời cho tất cả các bên liên quan hiện tại:

    1. Đưa tất cả người học quay trở lại học tập: tất cả các bên liên quan nên hành động để giữ cho mọi cơ hội giáo dục luôn rộng mở và có sẵn cho tất cả người học tiếp cận công bằng;
    2. Đảm bảo môi trường học tập an toàn và được bảo vệ, phù hợp với Tuyên bố Trường học An toàn được Afghanistan xác nhận;
    3. Động viên và hỗ trợ trả lương kịp thời cho giáo viên, tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho giáo viên;
    4. Xóa bỏ các rào cản đối với sự tham gia của nữ giới trong giáo dục, bao gồm đảm bảo nguồn cung cấp giáo viên nữ bền vững, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, ở tất cả các cấp học;
    5. Cung cấp dịch vụ giáo dục cho người học phải di cư nội địa;
    6. Tăng cường chương trình giảng dạy để tập trung vào kiến ​​thức và kỹ năng cần thiết.
    Theo UNESCO
    Ảnh minh hoạ.
    Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
    (Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
    Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
    Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
    (Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
    Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
    Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
    (Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
    Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
    Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
    (Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
    Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
    Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
    (Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
    Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
    Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
    (Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.