Màn ngăn cách nam nữ tại các trường đại học Afghanistan

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tại Afghanistan, sinh viên trên khắp đã bắt đầu quay trở lại trường học kể từ khi Taliban lên nắm quyền. Một số trường đã xuất hiện bức màn hay vách ngăn ở giữa lớp học, phân biệt vị trí ngồi của nam sinh và nữ sinh.
Màn ngăn cách nam nữ tại các trường đại học Afghanistan

Những gì xảy ra tại các trường đại học, cũng như các trường học phổ thông tại Afghanistan đang được cộng đồng quốc tế theo dõi chặt chẽ, với mong muốn Taliban sẽ tôn trọng quyền của phụ nữ để đổi lấy các khoản viện trợ và cam kết ngoại giao.

Trong giai đoạn nắm quyền từ năm 1996 – 2001, Taliban từng cấm trẻ em gái đi học và cấm phụ nữ đi làm hoặc ra ngoài một mình.

Bất chấp những cam kết mà Taliban tuyên bố trong những tuần gần đây rằng các quyền của phụ nữ sẽ được tôn trọng theo luật Hồi giáo, hiện vẫn chưa rõ điều đó sẽ thực hiện như thế nào trên thực tế.

Giáo viên và sinh viên tại các trường đại học ở các thành phố lớn của Afghanistan như Kabul, Kandahar và Herat, cho biết nữ sinh đã bị tách biệt trong lớp học, được dạy riêng và thậm chí là bị hạn chế xuất hiện ở một số khu vực trong khuôn viên trường.

"Việc sử dụng bức màn ngăn cách là không thể chấp nhận được", Anjila, một nữ sinh 21 tuổi tại Đại học Kabul, cho biết. "Tôi cảm thấy thực sự rất tệ khi bước vào lớp học. Chúng tôi đang dần quay trở lại thời kỳ giống như 20 năm trước".

Theo Anjila cho biết, dù trước khi Taliban giành được quyền kiểm soát tại Afghanistan, các sinh viên nữ vẫn thường ngồi tách biệt với nam giới, nhưng các lớp học sẽ không bị ngăn cách bởi một vật nào đó.

Một tài liệu hướng dẫn do hiệp hội các trường đại học tư nhân ở Afghanistan lưu hành đã liệt kê các biện pháp mở cửa trở lại các lớp học như bắt buộc đeo khăn trùm đầu, và thiết lập lối vào riêng cho nữ sinh.

Tài liệu này cũng đề cập rằng giáo viên nữ nên được sắp xếp để dạy sinh viên nữ, bên cạnh đó, nữ sinh nên được dạy riêng hoặc trong các lớp học nhỏ được ngăn cách bởi một tấm màn.

Tuy nhiên, hiện chưa có thông tinn chính thức rằng liệu những hướng dẫn này có đại diện cho chính sách của Taliban hay không. Người phát ngôn của phong trào này đã từ chối bình luận về tài liệu trên, về những hình ảnh cho thấy các lớp học bị ngăn cách, cũng như quy trình vận hành của các trường đại học trong thời gian tới.

Tuần trước, Taliban từng cho biết trong một phát biểu rằng hoạt động học tập nên tiếp tục được triển khai, nhưng nam – nữ nên được tách biệt.

Một quan chức cấp cao của Taliban đã lên tiếng khẳng định rằng các vách ngăn được thiết lập trong lớp học là "hoàn toàn có thể chấp nhận được", vì tại Afghanistan "nguồn lực và nhân lực hạn chế", là nên giải pháp tốt nhất là "có một giáo viên dạy cùng lúc cả hai nhóm học sinh trong lớp".

Tiếp tục tới trường

Những bức ảnh được chụp từ Đại học Avicenna, Kabul đã liên tục được chia sẻ và lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, cho thấy một bức màn xám đã được lắp đặt ở giữa lớp học, ngoài ra các nữ sinh phải mặc áo choàng dài và trùm đầu, nhưng khuôn mặt của họ vẫn có thể được nhìn thấy.

Một số giáo viên cho biết các quy định hiện vẫn chưa được thống nhất dưới thời Taliban – nhóm này hiện chưa thành lập chính phủ dù đã hơn ba tuần sau khi giành được quyền kiểm soát thủ đô Kabul.

Việc Taliban trở lại nắm quyền đã khiến một số phụ nữ Afghanistan lo sợ rằng họ sẽ mất đi những quyền mà họ đã có được sau thời gian dài đấu tranh trước sự phản đối của nhiều gia đình, và quan chức ở quốc gia Hồi giáo bảo thủ trong suốt hai thập kỷ qua.

Một giảng viên ngành báo chí tại Đại học Herat cho biết, ông quyết định chia lớp học vốn diễn ra trong một giờ đồng thành hai tiết, tiết đầu tiên sẽ là lớp học dành cho nữ sinh, và sau đó là dành cho nam sinh.

Trong số 120 sinh viên đã đăng ký khóa học của giảng viên này, có chưa đến 1/4 số sinh viên đến trường tham gia lớp học vào đầu tuần này. Một số sinh viên và giáo viên đã rời khỏi đất nước, và điều này đang đẩy số phận lĩnh vực truyền thông tư nhân vốn phát triển mạnh của Afghanistan đứng trên bờ vực sụp đổ.

"Trong buổi học hôm nay, các sinh viên đang cảm thấy rất lo lắng", vị giảng viên cho biết. "Tôi đã khuyên các sinh viên rằng hãy tiếp tục đến trường, tiếp tục nghiên cứu, và trong những ngày tới chính phủ mới sẽ đưa ra các quy định cụ thể".

Sher Azam, một giáo viên 37 tuổi tại một trường đại học tư thục ở Kabul, cho biết, ngôi trường này đã cho phép các giáo viên được lựa chọn hình tổ chức các lớp học, hoặc là tách riêng các lớp cho nam và nữ, hoặc là ngăn lớp học bằng bức màn.

Nhưng ông Azam cũng bày tỏ lo ngại về số lượng sinh viên sẽ quay trở lại trường học, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế sau chiến thắng của Taliban đang bao trùm đất nước.

"Tôi không biết có bao nhiêu sinh viên sẽ quay trở lại trường học, do các vấn đề tài chính, gia đình của một số sinh viên đang rất khó khăn vì bị mất việc làm", ông Azam chia sẻ.

Theo Reuters
Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.