Ước mơ độc lạ về phòng trưng bày mô hình thu nhỏ đầu tiên ở Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Sau nhiều năm theo đuổi thú sưu tầm đồ chơi mini, Hồng Hoa đã sở hữu hàng chục mô hình cùng hàng trăm ngàn chi tiết thu nhỏ. Với bộ sưu tập “khủng” trong tay, Hoa ấp ủ ước mơ mở một phòng triển lãm - trưng bày nhỏ, nơi không chỉ kết nối cộng đồng những người chơi mô hình thu nhỏ (miniatures) tại Việt Nam mà còn chào đón khách tham quan đến thưởng thức.
Ước mơ độc lạ về phòng trưng bày mô hình thu nhỏ đầu tiên ở Việt Nam

Cách đây mười năm, Hồng Hoa (Hà Nội) lần đầu tiên biết đến thế giới đa dạng của mô hình thu nhỏ qua các bộ kit DIY (Do It Yourself: tự mình làm lấy) được đặt mua từ Trung Quốc. Mô hình DIY phù hợp với những người khéo léo, ưa thích việc cắt dán, cưa đục, nhào nặn để biến những tấm carton, mạt cưa tầm thường trở thành những tác phẩm phức tạp, đáng trầm trồ. Độ xấu đẹp của thành phẩm phụ thuộc rất nhiều vào công sức cùng hoa tay của người chơi.

Ước mơ độc lạ về phòng trưng bày mô hình thu nhỏ đầu tiên ở Việt Nam ảnh 1

Căn bếp tí hon mang phong cách DIY và căn bếp mini sử dụng sản phẩm của Re-Ment. Ảnh: Cửa hiệu số 3 & Xuân Lan

Trong lần đi mua nguyên liệu cho mô hình, Hoa nhìn thấy cửa hàng trưng bày một tủ bếp mini Re-Ment rất đẹp. Khác với mô hình DIY, bộ tủ bếp không chỉ có độ tinh xảo cao mà còn kèm theo rất nhiều đồ dùng giống như trong thực tế. Quá ấn tượng, Hoa đã xin mua lại từ cửa hàng. Đây là viên gạch đầu tiên trên hành trình sưu tầm đồ chơi mini, đặc biệt là các sản phẩm đến từ hãng Re-Ment của Hồng Hoa.

Re-ment (Reform the Entertainment) là một hãng sản xuất đồ chơi của Nhật Bản được thành lập vào năm 1998. Tới năm 2002, Re-Ment cho ra mắt bộ puchi sample serie (bộ đồ chơi thu nhỏ theo chủ đề chứa từ 5 – 12 set riêng lẻ) đầu tiên mang tên “Bữa ăn kiểu Nhật”. Hiện nay, Re-Ment đang là thương hiệu được cộng đồng chơi miniature Việt tìm mua nhiều nhất bởi tính đa dạng và thẩm mỹ cao. Ngoài Re- Ment, tại châu Á còn có những thương hiệu nổi tiếng như Mimo, Orcara cũng tham gia vào thị trường sản xuất đồ chơi thu nhỏ.

Ước mơ độc lạ về phòng trưng bày mô hình thu nhỏ đầu tiên ở Việt Nam ảnh 2

Một phần nhỏ trong gia tài roombox Hồng Hoa đang sở hữu.

Hoa chia sẻ, sau lần đó thấy bản thân không hợp với DIY, cộng thêm quá mê đồ Re-Ment nên cô quyết định chuyển hẳn sang sưu tầm. Còn dự định mở phòng trưng bày là ý tưởng mới nhen nhóm trong Hoa với hy vọng gom góp đam mê của mình và lan truyền đam mê ấy cho những người quan tâm.

“Theo mình biết, rất nhiều bạn đam mê mô hình, mê đồ Re-Ment nhưng không có cơ hội và điều kiện để chơi. Mình mở ra để các bạn quan tâm có thể đến ngắm mà không mất chi phí nào cả. Một mong ước khác của mình là hiện thực hóa nơi chốn thần tiên mình luôn theo đuổi. Ở đó sẽ lưu giữ những sản phẩm không sản xuất nữa hoặc rất khó để mua của nhà Re-Ment”.

“Với 45 roombox (mô hình phòng thu nhỏ) đã hoàn thành cùng vài trăm set lẻ đã hoặc chưa khui hộp, công tác chuẩn bị đã được 80%. Giờ mình đang chờ kệ về thêm và hoàn tất việc trưng bày là có thể mở cửa chào đón các bạn”, Hoa nói.

Ước mơ độc lạ về phòng trưng bày mô hình thu nhỏ đầu tiên ở Việt Nam ảnh 3

Một phần phòng trưng bày của Hồng Hoa.

Thế giới rộng lớn của các mô hình thu nhỏ

Dự định mở phòng trưng bày cá nhân của Hồng Hoa là một ý tưởng tuy mới ở Việt Nam nhưng không hề xa lạ với thế giới. Bởi phòng trưng bày về miniature đầu tiên đã được mở từ 87 năm trước tại thủ đô của nước Anh.

Cụ thể, vào năm 1934, trong một cơ may hiếm có nhà sưu tầm nghệ thuật Sydney Burney đã có dịp chiêm ngưỡng Ngôi nhà búp bê của nữ hoàng Mary (Queen Mary's Dolls House). Đây là ngôi nhà búp bê làm theo tỉ lệ 1:12, sao y những chi tiết từ lâu đài Windsor nổi tiếng, đồng thời cũng được đánh giá là mô hình thu nhỏ có quy mô lớn nhất thế giới ngay cả trong hiện tại. Tác phẩm được chế tác ròng rã từ năm 1921 - 1924 bởi kiến trúc sư hàng đầu nước Anh, Sir Edward Lutyens cùng 1.500 thợ thủ công giỏi nhất lúc bấy giờ.

Ước mơ độc lạ về phòng trưng bày mô hình thu nhỏ đầu tiên ở Việt Nam ảnh 4

Hàng trăm năm qua, Ngôi nhà búp bê của nữ hoàng Mary vẫn giữ vững danh hiệu là ngôi nhà búp bê lớn nhất thế giới. Ảnh: Pinterest.

Được truyền cảm hứng từ Ngôi nhà của Nữ hoàng và có ý tưởng về một chương trình từ thiện thu phí khách thăm quan, Sydney Burney đã kết hợp cùng một số nghệ sĩ đương thời, bao gồm Henry Moore, Ivon Hitchens và Vanessa Bell, tạo ra các tác phẩm thu nhỏ để lấp đầy phòng trưng bày mang tên “Phòng trưng bày Ba mươi tư” (The Thirty Four Gallery) tại London. Đây chính là phòng trưng bày đầu tiên, mở ra thời kỳ phát triển của hệ thống viện bảo tàng, phòng trưng bày dành cho các tác phẩm nghệ thuật thu nhỏ.

Ước mơ độc lạ về phòng trưng bày mô hình thu nhỏ đầu tiên ở Việt Nam ảnh 5

Bên cạnh việc trưng bày, triển lãm, các lễ hội về mô hình thu nhỏ diễn ra quanh năm ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ảnh: Londonist.

Ngày nay, giới mộ điệu có thể tìm thấy những bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật lâu đời và ấn tượng dành cho các tác phẩm tí hon tại những thành phố lớn ở châu Âu và Bắc Mỹ. Bảo tàng Đồ chơi Thu nhỏ Quốc gia Mỹ (bang Kansas) là bảo tàng có quy mô lớn nhất thế giới trong lĩnh vực nhà búp bê cũng như đồ chơi thu nhỏ. Hằng năm, bảo tàng tổ chức lễ trao Giải thưởng Barbara Marshall về Thành tựu Nghệ thuật Thu nhỏ. Sự kiện thường niên này là ngày hội quy tụ các nghệ sĩ cùng những nhà sưu tầm đến từ khắp nơi trên thế giới. Trong khuôn khổ sự kiện, người tham gia có cơ hội được chiêm ngưỡng các bộ sưu tập mới nhất, giao lưu với cộng đồng chế tác, mua bán và trao đổi tác phẩm.

Tại châu Á, mô hình bảo tàng dành cho đồ chơi mini đầu tiên xuất hiện tại Trung Sơn, Đài Bắc vào năm 1997, với tên gọi “Bảo tàng mô hình thu nhỏ Đài Loan”. Đây là bảo tàng tư nhân do hai vợ chồng ông bà Lin Wen - ren thành lập. Tuy chỉ nằm ở tầng hầm của một tòa nhà văn phòng, nhưng với số lượng lên tới 200 mô hình, Bảo tàng mô hình thu nhỏ Đài Loan đang đứng ở vị trí thứ hai thế giới, chỉ xếp sau Bảo tàng Đồ chơi Thu nhỏ Quốc gia Mỹ. Bên cạnh đó, Tokyo, Hongkong, Seoul và Bangkok là những thành phố Châu Á sở hữu cộng đồng người sưu tầm mô hình thu nhỏ đông đảo nhất, với vô số phòng triển lãm, bảo tàng tư nhân.

Ước mơ độc lạ về phòng trưng bày mô hình thu nhỏ đầu tiên ở Việt Nam ảnh 6

Khu trưng bày tại Bảo tàng mô hình thu nhỏ Đài Loan. Ảnh: MMOT

Đắt đỏ nhưng không phải tiêu sản

Theo Hồng Hoa, thú sưu tầm đồ mini ở thị trường nước ngoài rất phát triển vì có nền tảng từ lâu đời. Không chỉ chi tiêu mạnh tay cho thú chơi này, họ còn coi đây là một ngành kinh doanh phát triển, qua việc mua đi bán lại những sản phẩm khan hiếm, đã dừng sản xuất.

Trong khi đó, cộng đồng miniature Việt Nam còn khá non trẻ. Vì nhập cuộc chưa lâu, nên chủ đề sưu tầm của người Việt nhìn chung đang tập trung ở những mảng phổ biến như roombox, siêu xe và đồ chơi mô hình.

Ước mơ độc lạ về phòng trưng bày mô hình thu nhỏ đầu tiên ở Việt Nam ảnh 7

Bộ sưu tầm mô hình robot (gundam) tiền tỉ của anh Hoàng Thịnh (TPHCM). Ảnh: Thanh Niên.

Với thú chơi roombox, những người có kinh nghiệm đặt hàng quốc tế có thể đặt mua trực tiếp từ các hãng tại Nhật Bản, Hongkong, Trung Quốc, hay sưu tầm đồ đã ngừng sản xuất từ các hội nhóm nước ngoài. Những người chơi mới, chưa tường tận nơi bán có thể tìm hàng qua các shop trung gian.

Giá tiền của đồ chơi mini cũng dao động tùy vào chủ đề, độ mới cũ hay tính khan hiếm của sản phẩm. Một bộ puchi của Re-Ment thường có từ 5 đến 12 set, người sưu tầm có thể lựa chọn mua cả bộ với giá vài triệu hoặc mua tách set với số tiền từ vài trăm nghìn đến một triệu đồng một set. Tuy nhiên, với những bộ đã ngừng sản xuất, được coi là "đồ cổ, của hiếm" giá cả thường khó xác định, tăng giảm tùy thuộc vào chủ ý của người sở hữu.

Ước mơ độc lạ về phòng trưng bày mô hình thu nhỏ đầu tiên ở Việt Nam ảnh 8

Bộ “Baby paradise” của Re-Ment được định giá không dưới 20 triệu đồng. Ảnh: Hồng Hoa

Bộ puchi đắt nhất thị trường Việt Nam hiện tại là “Baby paradise”, được Re-Ment sản xuất năm 2006. Bộ gồm 10 set nhỏ, mỗi set hiện có giá từ 2 đến 3 triệu đồng. Đặc biệt có set từng được chào hàng với giá 4 triệu.

Hồng Hoa lý giải: “Sở dĩ ‘Baby paradise’ đắt bởi đã dừng sản xuất từ lâu, số lượng còn lại rất ít. Hơn nữa, chủ đề em bé rất được ưa chuộng, chi tiết bên trong cũng vô cùng tỉ mỉ. Ví dụ, chiếc xe tập đi trong ảnh tuy bé xíu nhưng có thể vận hành như thật, thậm chí phát ra tiếng lóc cóc khi di chuyển.”

Cũng theo Hồng Hoa, để thu hút người sưu tầm, các hãng sản xuất đồ chơi mini đã tạo ra các set “bí mật”. Đây là những set chỉ cung cấp khi người chơi mua nguyên bộ, và vì là phiên bản cao cấp nên set “bí mật” thường tinh xảo và độc đáo hơn hẳn các set khác.

“Hiện tại, chỉ còn thiếu 3 set là mình có trọn bộ sưu tập “bí mật” của Re-Ment. Trong đó, ấn tượng nhất phải kể đến set mang chủ đề về ẩm thực Việt. Chắc hãng phải nghiên cứu về nước mình kỹ lắm nên những chi tiết như phở, trà, gỏi cuốn được làm rất thật. Mình còn thấy cả túi bánh phở khô và bánh đa nem bé tí xíu nữa”, Hoa mô tả.

Ước mơ độc lạ về phòng trưng bày mô hình thu nhỏ đầu tiên ở Việt Nam ảnh 9

Set “bí mật” chủ đề về ẩm thực Việt của Re-Ment. Ảnh: Re-Ment

Hiện tại, Hồng Hoa đang hoạt động chủ yếu trong nhóm Re-Ment Việt Nam với hơn 3900 thành viên. Đây là ngôi nhà chung của những người có niềm đam mê sưu tầm đồ chơi mini cho roombox, đặc biệt là sản phẩm của hãng Re-Ment.

Hoa cho biết: “Chúng mình kết bạn Facebook và nói chuyện cùng nhau hàng ngày. Có những người bạn tuy chưa gặp ngoài đời bao giờ, nhưng vô cùng thân thiết, sẵn sàng chia sẻ vui buồn trong cuộc sống”. Bên cạnh việc giao lưu, chia sẻ, khoe những mô hình đã thực hiện, thành viên của Re-Ment Việt Nam cũng coi nhóm như một sân chơi để tìm kiếm và trao đổi các vật phẩm từ thông thường đến quý hiếm.

Ước mơ độc lạ về phòng trưng bày mô hình thu nhỏ đầu tiên ở Việt Nam ảnh 10
Hoa được mệnh danh là “từ điển sống” của cộng đồng Re-Ment Việt Nam bởi chỉ cần nhìn một chi tiết nhỏ, cô có thể nói chi tiết đó thuộc set nào, bộ nào và đưa ảnh sau vài phút. Tuy nhiên, Hoa chia sẻ đến giờ vẫn không nhớ nổi số điện thoại của ai ngoài... mẹ.

“Chơi roombox hay sưu tầm các thể loại mini khác nói chung khá công phu và đắt đỏ, nên cũng có khi người chơi bị chỉ trích là ‘đốt tiền’. Tuy nhiên, nếu đó là nguồn vui và bạn tự chủ được tài chính, biết phân bổ hợp lý thì mình nghĩ không có gì đáng lên án. Không chỉ vậy, một khi không chơi nữa, người sưu tầm luôn có thị trường để bán lại mà không lỗ nhiều. Thậm chí, có những người đã thanh lý được giá cao hơn cả lúc mua vào”, Hồng Hoa nói.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?