Uống trà trở thành một phần của văn hóa du lịch Australia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khi đặt chân tới Australia, bạn sẽ bắt gặp các quán nghỉ chân ven đường sẵn sàng phục vụ miễn phí một ly 'cuppa' (từ lóng chỉ chén trà). Trên thực tế, văn hóa uống trà đã xuất hiện hàng ngàn năm trong đời sống của người dân quốc gia này. 
Một tách trà là phần rất quan trọng trong chuyến du lịch tại Australia.
Một tách trà là phần rất quan trọng trong chuyến du lịch tại Australia.

Dọc theo Quốc lộ 1 dài 9.000 dặm của Australia - cung đường nối tất cả các thành phố lớn của đất nước và là quốc lộ dài nhất thế giới - có rất nhiều trạm dừng nghỉ. Các phương tiện di chuyển sẽ rẽ vào, đi theo bảng chỉ đường có hình chiếc cốc và đĩa để tìm kiếm cho mình một thức uống nóng.

Mạng lưới các trạm dừng Driver Reviver, được điều hành bởi tình nguyện viên từ các tổ chức cộng đồng, phục vụ miễn phí trà, bánh quy và trò chuyện với những lái xe đường dài. Trước đại dịch, 180 điểm dừng trên đất liền và đảo Tasmania cung cấp những tách trà nóng cho hơn 400.000 khách lữ hành hàng năm.

Giám đốc của Driver Reviver - ông Allan McCormac (80 tuổi) ước tính đã phục vụ hơn 26 triệu tách trà (và cà phê) cho du khách kể từ năm 1990. “Ấn tượng về việc người Australia cung cấp đồ uống giải khát và chỗ nghỉ chân cho những du khách mệt mỏi có lẽ bắt đầu từ thời kỳ xe khách còn thịnh. Người dân quê thường hiếu khách." Suy nghĩ này vẫn tồn tại trong những ngày mà du lịch hay di chuyển bằng xe riêng trở nên phổ biến hơn.

Mục tiêu chính của Driver Reviver là đảm bảo những vị khách có thể “dừng lại, hồi sinh, sống sót” và tiếp tục lái xe trong trạng thái tỉnh táo và sảng khoái. “Chúng tôi không cung cấp nắp đậy, không khuyến khích mọi người mang theo đồ uống nóng khi đang lái xe.” Ông McCormac nói. “Chúng tôi kêu gọi mọi người dừng lại và thưởng thức một tách trà khi ghé trạm nghỉ, và trò chuyện tìm hiểu thêm một chút về nơi họ dừng chân."

Uống trà trở thành một phần của văn hóa du lịch Australia ảnh 1
“Chúng tôi không cung cấp nắp đậy, không khuyến khích mọi người mang theo đồ uống nóng khi đang lái xe”

Trà đã đi sâu vào văn hóa Australia, từ trong rượu thuốc và thuốc bổ của cộng đồng người Australia bản xứ hàng chục nghìn năm; đến khẩu phần trà thời chiến cung cấp cho quân đội Australia và New Zealand trong Thế chiến I và II.

Quốc gia này cũng chấp nhận du nhập xu hướng trà châu Á như trà trân châu bột sắn và các loại trà xanh Nhật, hiện được trồng ở bang Victoria.

Người Autralia có thói quen uống trà vào buổi sáng và khi đi cắm trại. Với hương vị độc đáo, trà Billy là một trong những loại thức uống được ưa chuộng nhiều nhất tại xứ sở Kangaroo.

Trà thậm chí còn xuất hiện trong “Waltzing Matilda”, một bài hát dân ca được viết vào năm 1895 bởi nhà thơ và nhà báo Australia Banjo Paterson, kể về một gã lang thang. Điệp khúc được sửa lại bởi nhạc sĩ Marie Cowan vào năm 1903, có nhắc đến ấm trà Billy đang sôi. "Waltzing Matilda" được nhiều người coi là quốc ca không chính thức của Australia.

Trà là món ăn phổ biến từ trong bếp của các hộ gia đình lao động tới các phòng trà (tearoom) thanh lịch trong thành phố, như Phòng trà Vaucluse House ở Sydney, “nơi phụ nữ có thể gặp gỡ xã giao vào cuối những năm 1800, khi các quán rượu và quán cà phê được xem là nơi của cánh mày râu", theo lời của nhà sử học ẩm thực Jacqui Newling.

Uống trà trở thành một phần của văn hóa du lịch Australia ảnh 2

Phòng trà Vaucluse House. (Ảnh: TripAdvisor)

Có thể tìm thấy trà tại các ga tàu cũng như tại các địa điểm du lịch, chẳng hạn như tại Sở thú Taronga trên Cảng Sydney, nơi phục vụ nước nóng tức thì đổ đầy vào các bình dã ngoại của gia đình. Theo Newling, trà hoàn toàn là một phần văn hóa du lịch của Australia, và cũng là một phần của trải nghiệm xã hội chung.

Ông David Lyons, Giám đốc Sáng lập của Hiệp hội Văn hóa Trà Australia (AUSTCS), cho biết khí hậu của Australia rất thích hợp cho việc trồng chè. Có một số đồn điền, với các vùng trồng chè lớn nhất nằm ở cực Bắc Queensland và Đông Bắc Victoria.

Uống trà trở thành một phần của văn hóa du lịch Australia ảnh 3

Những cánh đồng chè xanh mướt ở bang Victoria. (Ảnh: Chloe Holliday/AUSTCS)

Đồn điền chè Nerada mở cửa cho khách tham quan từ khắp nơi trên thế giới đến với địa điểm chế biến 3,3 triệu pound trà hàng năm. Phát triển du lịch nội địa cũng đem tới lợi ích cho các cửa hàng trà trong khu vực. Berry Tea Shop - phía sau con phố chính và nép mình giữa một loạt các cửa hàng buôn bán đồ gia dụng - đã chứng kiến ​​lượt ghé thăm tăng gấp ba lần, dẫn đến việc tăng nhân viên của cửa hàng từ 5 đến 15 người. Cửa hàng bán 48 loại trà khác nhau và phục vụ tại bàn với ấm trà trang trí tinh tế cùng bánh quy tự làm.

Uống trà trở thành một phần của văn hóa du lịch Australia ảnh 4

Cửa hàng trà Berry Tea Shop. (Ảnh: Rachael Tagg)

Berry Tea Shop tập trung vào việc cung cấp “trải nghiệm thưởng trà đồng quê”, hoàn chỉnh với lá trà pha trong ấm theo văn hóa Anh. Chủ quán Paulina Collier cho biết bà muốn truyền cho mọi người niềm vui trong việc thưởng trà. Bà nhận định: "Giờ đây, mọi người sẽ không chấp nhận việc trả 4 đô nhưng chỉ nhận một cốc trà pha bằng túi lọc."

Nhà sử học Newling nhận xét: “Trà túi lọc được sản xuất tại Australia vào những năm 1970, mặc dù có nhiều ý kiến ​​trái chiều vì đã loại bỏ nghi thức pha trà, nhưng đã làm tăng thêm tính di động và dễ dàng cho việc pha một cuppa tại nhà, nơi làm việc và khi đi du lịch."

Một nhóm từ AUSTCS đang xây dựng một ứng dụng cho phép khách du lịch xác định vị trí của các địa điểm phục vụ “trà đúng cách” trên khắp đất nước, với lý tưởng thay đổi nhận thức về trà và đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của người tiêu dùng.

Theo The Washington Post
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.