Vành đai Kuiper là tập hợp khoảng 70.000 vật thể của Hệ Mặt trời nằm trải rộng từ phạm vi quỹ đạo của Hải Vương Tinh (khoảng 30 AU) tới 44 AU từ phía Mặt Trời, quỹ đạo nằm gần với mặt phẳng hoàng đạo. (1 AU - Đơn vị thiên văn, tương đương 150 triệu km).
Vành đai Kuiper |
Vành đai Kuiper gồm những mảnh vỡ, giống với vành đai các tiểu hành tinh, nhưng được tạo thành chủ yếu từ băng.
Vùng này được cho là nơi khởi nguồn của những sao chổi ngắn hạn, như sao chổi Halley. Mặc dù người ta ước tính có khoảng 70.000 vật thể ở vành đai Kuiper (KBO) có đường kính lớn hơn 100km, nhưng tổng khối lượng của vành đai Kuiper vẫn rất nhỏ, có lẽ tương đương hay hơi lớn hơn khối lượng Trái đất.
Mặt trời nhìn từ Vành đai Kuiper |
Năm 1951, nhà thiên văn người Hà Lan Gerard Kuiper đã dự báo về sự tồn tại của một "vành đai" ở khoảng xa hơn cả Sao Hải Vương (Neptune) trong Thái Dương hệ. Tuy vậy, thời đó rất ít nhà khoa học hưởng ứng giả thuyết này của Kuiper, dù vẫn có nói đến "Vành đai Kuiper" (Kuiper Belt).
Nhà thiên văn người Hà Lan Gerard Kuiper (1905-1973) |
Vành đai và các thiên thể trong nó được đặt theo tên của nhà thiên văn học người Mỹ gốc Hà Lan Gerard Kuiper (1905-1973).
Con số 70.000 KBO là con số dự đoán của các nhà thiên văn học. Vì cho đến nay, họ mới phát hiện thấy 800 KBO.
Trong số các thiên thể lớn nhất có sao Diêm Vương và Charon.
Sao Diêm Vương là thiên thể lớn nhất từng được phát hiện tại Vành đai Kuiper |
Đến năm 2000 trở đi, các nhà thiên văn học tiếp tục phát hiện những thiên thể lớn khác như 50000 Quaoar (phát hiện năm 2002), 2005 FY9 và 2003 EL61 (phát hiện năm 2005).
Trang Ly (T/h)
Xem thêm:
- Những bí ẩn vũ trụ thách thức loài người lớn nhất
- Phát hiện: NASA chụp được ảnh màu đầu tiên của sao Diêm vương
- NASA: Sẽ tìm thấy bằng chứng sự sống ngoài Trái đất năm 2025