Vì sao TQ 'sống chết' muốn có khu vực nơi binh sĩ đụng độ ác liệt với Ấn Độ?

Thung lũng Galwan thuộc khu vực Ladakh là nơi vụ đụng độ giữa quân đội Trung - Ấn đêm 15.6 nổ ra. Vùng đất này có khí hậu rất khắc nghiệt, được miêu tả là hoang vu, cỏ dại cũng khó mọc nhưng lại là vị trí chiến lược mà Trung Quốc rất muốn sở hữu, theo Indian Express
Binh sĩ Ấn Độ ở vùng Ladakh đang tranh chấp với Trung Quốc (ảnh: Indian Express)
Binh sĩ Ấn Độ ở vùng Ladakh đang tranh chấp với Trung Quốc (ảnh: Indian Express)

Tháng 7.1958, Trung Quốc công bố bản đồ tuyên bố vùng Ladakh thuộc lãnh thổ nước này.

Ngay sau khi bản đồ mới của Trung Quốc được công bố, Thủ tướng Ấn Độ lúc bấy giờ là ông Jawaharlal Nehru đã có nhiều cuộc thảo luận với người đồng cấp Trung Quốc Chu Ân Lai về vấn đề Ladakh.

Trung Quốc đã cho xây dựng nhiều con đường nối Ladakh với 2 khu tự trị khác là Tân Cương và Tây Tạng. Chiến tranh biên giới Trung - Ấn năm 1962 nổ ra, dẫn đến sự hình thành của Đường kiểm soát thực tế (LAC).

Trong một tuyên bố vào tháng 8.1959, ông Nehru miêu tả Ladakh là khu vực rộng lớn nhưng không có người ở. Nơi có khí hậu khắc nghiệt tới nỗi một ngọn cỏ dại cũng khó mọc nổi.

Xét về phương diện lịch sử, văn hóa, Ladakh có mối liên kết rất sâu sắc với khu tự trị Tây Tạng của Trung Quốc.

Ladakh cũng là một vị trí chiến lược khi gần như nằm giữa 3 nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan. Nơi đây từng là trung tâm của một tuyến giao thương quan trọng của châu Á.

Khi Ấn Độ còn là thuộc địa của người Anh, công ty Đông Ấn Độ (thuộc sở hữu của Anh quốc) đã rất quan tâm đến vị trí của Ladakh và muốn biến nơi này trở thành cầu nối thương mại với khu vực phía Tây Trung Quốc.

Những tấm bản đồ người Anh vẽ về Ladakh là những bằng chứng chủ yếu để Ấn Độ tuyên bố yêu sách chủ quyền đối với khu vực này. Trong khi Trung Quốc không công nhận và cho rằng, Ladakh là khu vực chưa bao giờ được phân định rõ ràng.

Năm 1950, sau khi sáp nhập Tây Tạng vào lãnh thổ, Trung Quốc ngày càng nhận ra tầm quan trọng của Ladakh. Đây là khu vực chiến lược, được xem như “chìa khóa” giúp Trung Quốc kiểm soát 2 khu tự trị vốn nhiều bất ổn là Tây Tạng và Tân Cương.

“Về lý do dẫn đến những vụ đụng độ ở biên giới không có hồi kết giữa Trung Quốc và Ấn Độ, tôi cho rằng, từ năm 2013, Ấn Độ đã đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở Ladakh và điều này khiến Bắc Kinh không hài lòng. Cần phải biết rằng, Ladakh có vị trí quan trọng giúp Trung Quốc kiểm soát tốt tình hình ở Tây Tạng và Tân Cương”, Abhijnan Rej – chuyên gia phân tích an ninh quốc tế - nhận xét.

Trở lại vụ đụng độ mới nhất giữa binh sĩ hai nước, ngày 18.6, quân đội Ấn Độ thông báo, không có binh sĩ nào của nước này mất tích.

Trước đó, nhiều phương tiện truyền thông Ấn Độ cho rằng, một số binh sĩ nước này vẫn mất tích. Một tướng lĩnh cao cấp Ấn Độ cho biết, có 20 binh sĩ bị quân đội Trung Quốc bắt giữ trong đụng độ đêm 15.6

“Không có binh sĩ Ấn Độ nào mất tích sau vụ đụng độ”, quân đội Ấn Độ tuyên bố. Tuy nhiên, Ấn Độ từ chối bình luận về vấn đề binh sĩ nước này có đang bị quân đội Trung Quốc bắt giữ hay không.

Theo Dân Việt
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.