Việt Nam giành 1 Huy chương Đồng tại Kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 47

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 17/9, đoàn Việt Nam thi Kỹ năng nghề thế giới (WorldSkills) tại Lyon (Pháp) đã về tới Hà Nội.
Việt Nam giành 1 Huy chương Đồng tại Kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 47 ảnh 1
Phạm Thành Đạt, thí sinh giành Huy chương Đồng (giữa), sau lễ trao giải tại kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới lần thứ 47, sáng 16/9. Ảnh: nhandan.vn

Theo kết quả thi đấu tại Kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới, Đoàn thí sinh Việt Nam đã đạt được 1 huy chương Đồng và 3 Chứng chỉ kỹ năng nghề xuất sắc. Đây là lần thứ 5 Đoàn Việt Nam đoạt được huy chương tại Kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới

Cụ thể, với tổng điểm 729, thí sinh Phạm Thành Đạt (sinh viên Đại học Công nghiệp Hà Nội) đã giành huy chương Đồng ở nghề phay CNC. Đây là lần thứ ba liên tiếp đội Việt Nam có huy chương tại cuộc thi Kỹ năng nghề thế giới. Năm 2019 và 2022, thí sinh Việt giành huy chương Bạc nghề Phay CNC; năm 2022 có thêm huy chương Bạc nghề Tiện CNC.

Ba Chứng chỉ nghề xuất sắc đã thuộc về các thí sinh: Hồ Chí Nguyên (nghề Quản trị hệ thống mạng công nghệ thông tin); Nguyễn Khoa Hải Minh (nghề Thiết kế kỹ thuật cơ khí CAD; Cù Đức Hiếu (nghề Tiện CNC).

Ông Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết; Các quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản đều có sự đầu đầu tư bài bản, công phu cho Kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới. Đây là những quốc gia có năng suất lao động rất tốt, có sức cạnh tranh trên thị trường lao động. Việt Nam đã học tập được nhiều từ đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề, tới huấn luyện kỹ năng. Những năm gần đây, Việt Nam đều có huy chương tại Kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới. Thời gian tới, cần có thêm nhiều chính sách thúc đẩy, khuyến khích nâng cao kỹ năng nghề cũng như thu hút doanh nghiệp tham gia, đồng hành trong các kỳ thi kỹ năng nghề…

Thí sinh Phạm Thành Đạt chia sẻ cảm xúc có chút nuối tiếc khi khoảng cách giữa em và thí sinh đoạt huy chương Bạc chỉ là 1 điểm. Thời gian qua, em đã phải nỗ lực rất nhiều, nhất là giai đoạn luyện tập nâng cao. Có lúc em muốn từ bỏ, nhưng bằng sự động viên của mọi người và nỗ lực của bản thân, Đạt đã vượt qua. Trước mắt, Đạt sẽ trở về trường tiếp tục hoàn thành chương trình học tập; đồng thời hỗ trợ đào tạo giúp các bạn khóa sau đi thi.

Theo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, với thành tích 1 huy chương Đồng và 3 Chứng chỉ nghề xuất sắc, đoàn Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu ban đầu đặt ra. Các thí sinh, chuyên gia và toàn đoàn đã nỗ lực hết mình với tinh thần thi đấu quyết liệt nhất trong bối cảnh còn hạn chế về nguồn lực, khó khăn về điều kiện tiếp cận, trang bị công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại cho giáo dục nghề nghiệp và phát triển kỹ năng nghề. Đây cũng là năm đầu tiên Việt Nam tham dự kỳ thi với các nghề sử dụng bằng 100% nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn huy động hợp pháp khác, không có nghề nào sử dụng ngân sách nhà nước.

Kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới diễn ra từ 10-15/9 tại tại Lyon (Pháp). Kỳ thi có sự tham gia của hơn 1.400 thí sinh dưới 25 tuổi đến từ gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, tranh tài ở 62 nghề khác nhau (bao gồm 59 nghề thi đấu chính thức; 3 nghề biểu diễn); 1.300 chuyên gia; 1.200 tình nguyện viên.

Tham gia Kỳ thi, đoàn Việt Nam có 2 phụ trách đoàn và 12 thí sinh của 9 nghề là Phạm Thành Đạt (Phay CNC), Cù Đức Hiếu (Tiện CNC), Nguyễn Khoa Hải Minh (Thiết kế kỹ thuật cơ khí CAD), Hồ Chí Nguyên (Quản trị hệ thống mạng công nghệ thông tin), Nguyễn Minh Dũng (Sơn ô tô), Bùi Quốc Định - Lê Nhật Duy (Cơ điện tử), Nguyễn Bách - Lê Văn Thịnh (Công nghiệp 4.0), Châu Huỳnh Minh - Trần Khánh Duy (Robot di động) và Lê Duy Linh (Lắp cáp mạng thông tin).

Kỳ thi Kỹ năng nghề thế giới tổ chức 2 năm/lần, được coi là cơ hội lớn để các quốc gia thúc đẩy và phát triển hệ thống đào tạo kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn quốc tế, nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường lao động đối với nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao. Kỳ thi cũng nhấn mạnh thông điệp: Những thách thức về môi trường, kinh tế và xã hội hiện tại chỉ có thể được giải quyết bằng cách ưu tiên phát triển kỹ năng nghề.

TIN LIÊN QUAN
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
(Ngày Nay) - Tối ngày 18/9 (tức ngày 16 tháng Tám năm Giáp Thìn) tại Đền Kiếp Bạc thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh đã diễn ra Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc.
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
(Ngày Nay) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt một cách ổn định và lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của thị trường lao động.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
(Ngày Nay) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ 9 giờ ngày 17/9/2024 đến khi có thông báo thay thế. Thông báo này thay cho Thông báo số 993/TB - SGTVT ngày 16/9/2024 của Sở Giao thông Vận tải.
Ảnh minh hoạ.
Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế có đang bị lạm dụng?
(Ngày Nay) - Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ thuế, đảm bảo nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà nước. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, áp dụng tràn lan, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực vượt khó, phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế nói chung chịu nhiều biến động. .
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
(Ngày Nay) - “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thứ ba của triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2016.
Không phân biệt cao - thấp với di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.