Việt Nam mua tên lửa của Ấn Độ khiến Trung Quốc hốt hoảng?

Thương vụ bán BrahMos cho VN nếu thành công thể hiện một cách trực tiếp của Ấn Độ và gián tiếp của Nga sự ủng hộ đối với việc tăng cường tiềm lực răn đe quân sự của VN nhằm bảo vệ chủ quyền.
Việt Nam mua tên lửa của Ấn Độ khiến Trung Quốc hốt hoảng?

Theo VND, Việt Nam có thể sớm nhập khẩu tên lửa hành trình BrahMos từ Ấn Độ. Việc bán tên lửa này cho Việt Nam phần nào thể hiện thái độ ủng hộ của Ấn Độ và Nga đối với việc bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông của Việt Nam.

Việc đàm phán bán tên lửa siêu âm siêu âm BrahMos do Nga-Ấn hợp tác phát triển cho Việt Nam đang ở “giai đoạn cao” và đã được bàn luận nhiều. Việt Nam lần đầu tiên bày tỏ quan tâm đến việc mua sắm tên lửa này vào năm 2011. Việc bán các tên lửa hành trình này cho Việt Nam đòi hỏi phải có sự chấp thuận của cả hai chính phủ Ấn Độ và Nga.

Việt Nam mua tên lửa của Ấn Độ khiến Trung Quốc hốt hoảng? ảnh 1

Tên lửa BrahMos.

Vào năm 2011, Việt Nam đã được Hội đồng giám sát Ấn-Nga xác định là “quốc gia bạn bè”, cho phép đàm phán chính thức về việc bán tên lửa này. Cuối năm 2013, phía Việt Nam đã đề xuất đàm phán chính thức. Tuy việc Ấn Độ và Việt Nam đàm phán về BrahMos đã được biết đến một thời gian, các thông tin mới cho thấy, một hợp đồng có thể trở thành hiện thực.

Dấu hiệu cho thấy, New Delhi và Hà Nội có thể đã đến gần hơn một thỏa thuận về BrahMos sau chuyến thăm bốn ngày của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đến Việt Nam. Đáng chú ý là nó diễn ra khi New Delhi tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm đầu tiên sau khi nhậm chức đến Ấn Độ.

Trung Quốc, một bên yêu sách chủ quyền chính trên Biển Đông, sẽ không hoan nghênh thỏa thuận này vì nó sẽ cải thiện khả năng răn đe của Việt Nam.

Theo một số nhà phân tích, việc Ấn Độ quan tâm tăng cường quan hệ với Việt Nam được thúc đẩy bởi cả chính sách “Hướng Đông” và ý đồ ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông. New Delhi cũng có lợi ích trực tiếp từ các đề nghị của Việt Nam. Ví dụ, trước chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj tới Hà Nội kéo dài thời hạn hợp đồng thăm dò 2 lô dầu khí ở Biển Đông với Ấn Độ.

Việc mua sắm BrahMos sẽ là một sự bước ngoặt chiến lược quan trọng đối với Việt Nam. Nó sẽ chủ yếu dùng để tăng cường khả năng răn đe đáng tin cậy chống lại Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng tháng 5-6/2014 liên quan đến giàn khoan dầu Hải Dương 981 của Trung Quốc cho thấy, Việt Nam vẫn được trang bị chưa đủ để ngăn chặn Trung Quốc tìm cách kiểm soát các vùng biển tranh chấp.

Việt Nam mua tên lửa của Ấn Độ khiến Trung Quốc hốt hoảng? ảnh 2

Tên lửa BrahMos-A được tích hợp với hệ thống vũ khí của tiêm kích Su-30MKI.

Việc mua BrahMos sẽ là cái đinh chốt thứ hai trong chiến lược răn đe phi đối xứng của Việt Nam, sau đinh chốt thứ nhất là mua 6 tàu ngầm lớp Kilo cải tiến của Nga.

Các tên lửa siêu âm BrahMos sẽ cho phép Việt Nam đe dọa bất kỳ vũ khí hải quân nào mà Trung Quốc có thể sử dụng chống Việt Nam trong tương lai.

BrahMos được coi là một trong những tên lửa hành trình siêu đẳng nhất từng có. Nó cũng là tên lửa hành trình bay nhanh nhất hiện nay có trong trang bị với tốc độ 3M.

Ngoài Việt Nam, chính phủ Ấn Độ đang xem xét xuất khẩu tên lửa BrahMos cho một số quốc gia khác. Theo Giám đốc điều hành của công ty BrahMos Aerospace Ltd, điều kiện quan trọng để các nước được phép mua tên lửa này là họ về cơ bản phải là quốc gia “thân thiện với cả Ấn Độ và Nga”.

Trước hết phải khẳng định rằng, thương vụ bán BrahMos cho Việt Nam nếu thành công thể hiện một cách trực tiếp của Ấn Độ và gián tiếp của Nga sự ủng hộ đối với việc tăng cường tiềm lực răn đe quân sự của Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền của mình ở Biển Đông.

Về mặt thương mại quân sự, nếu Việt Nam mở hàng BrahMos, tên lửa này sẽ có cơ hội lớn hơn nhiều trên thị trường thế giới, nâng cao được vị thế Ấn Độ trên thế giới và khu vực, đồng thời gỡ cho Nga thế kẹt trong quan hệ với Ấn Độ khi cứ lần lữa không chịu mua BrahMos để trang bị cho quân đội Nga và thế kẹt trong quan hệ với Trung Quốc khi không trực tiếp bản loại siêu tên lửa này cho Việt Nam.

Nguyễn Hoàng

Công chiếu phim do AI viết kịch bản
Công chiếu phim do AI viết kịch bản
(Ngày Nay) - Liên hoan phim ngắn và châu Á 2024 sẽ tập trung vào các vấn đề đang nổi cộm toàn cầu trong bối cảnh xung đột và thảm họa đang diễn ra trên toàn thế giới, đồng thời trình chiếu bộ phim đầu tiên hoàn toàn do trí tuệ nhân tạo (AI) viết kịch bản.
Ông Tập ca ngợi quan hệ Pháp-Trung
Ông Tập ca ngợi quan hệ Pháp-Trung
(Ngày Nay) - Bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Pháp chiều ngày 5/5 (giờ Paris), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ hy vọng chuyến thăm này sẽ giúp “tăng cường tin cậy chính trị, xây dựng đồng thuận chiến lược và làm sâu sắc thêm trao đổi, hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau” giữa 2 nước.
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
Số trẻ em tại Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp
(Ngày Nay) - Theo số liệu do Chính phủ Nhật Bản công bố ngày 4/5, số trẻ em tại nước này tiếp tục giảm trong năm thứ 43 liên tiếp và tiếp tục ở mức thấp kỷ lục, trong bối cảnh Chính phủ của Thủ tướng Fumio Kishida đang nỗ lực triển khai những biện pháp chưa từng có để giải quyết vấn đề này.