Viettel lọt top 30 tập đoàn viễn thông có số lượng khách hàng lớn nhất thế giới.

(Ngày Nay) -Viettel chính thức cán mốc 26 triệu khách hàng tại 9 thị trường nước ngoài, lọt top 30 tập đoàn viễn thông có số lượng khách hàng lớn nhất thế giới.
Metfone được chào đón tại Cambodia
Metfone được chào đón tại Cambodia

Tính đến giữa tháng 9/2016, tại 9 thị trường nước ngoài (Lào, Campuchia, Đông Timor, Cameroon, Haiti, Mozambique, Burundi, Peru, Tanzania), tổng số khách hàng của Viettel đã đạt 26 triệu, nâng số lượng khách hàng của Viettel trên toàn cầu (bao gồm Việt Nam) lên 90 triệu người. Nhờ đó, Viettel nằm trong số 30 tập đoàn viễn thông có số lượng khách hàng cao nhất, theo thống kê của GSMA Intelligence.

Từ khi đạt 10 triệu khách hàng tại các thị trường nước ngoài vào năm 2013, sau 3 năm phát triển, con số này đã tăng lên gấp đôi. Ngoài đóng góp từ những thị trường tốt đã kinh doanh từ lâu như Campuchia, Lào, Mozambique thì còn phải kể đến tốc độ tăng trưởng thuê bao thần kỳ của Tanzania, thị trường mới quy mô 50 triệu dân, đông nhất trong số các thị trường Viettel đầu tư. 

Trong khi những nhà mạng trước đây chỉ chủ yếu đầu tư ở các thành phố lớn, Halotel (thương hiệu Viettel tại Tazania) phủ sóng di động khắp toàn quốc với vùng phủ lên đến 95%, vươn đến tận những vùng sâu vùng xa, tới 1.800 ngôi làng lần đầu tiên có sóng di động. Nhờ vậy, Halotel đạt tốc độ tăng trưởng con số tuyệt đối về thuê bao nhanh nhất từ trước tới nay: 1 triệu khách hàng sau 3 tháng và 2 triệu khách hàng sau 9 tháng.

Viettel lọt top 30 tập đoàn viễn thông có số lượng khách hàng lớn nhất thế giới. ảnh 1Thương hiệu Bitel tại Peru

Về kết quả kinh doanh, kết thúc quý II/2016, doanh thu 6 tháng đầu năm từ các thị trường nước ngoài của Viettel đạt 493,8 triệu USD, tăng trưởng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, nửa đầu năm 2016 cũng đánh dấu sự trở lại của thị trường châu Phi và dấu hiệu khởi sắc tại châu Mỹ.

Thị trường châu Phi đang nhìn thấy những chuyển biến mạnh mẽ cả về doanh thu và thuê bao: 100% các thị trường tăng trưởng dương, thuê bao tăng 21%. Trong đó, hai thị trường Burundi và Tanzania tuy mới khai trương năm 2015 nhưng có đóng góp không nhỏ. Doanh thu quý II/2016 của hai thị trường lần lượt tăng 19% (đạt gần 31 tỷ Burundi franc) và 40% (đạt hơn 26 tỷ Tanzania Shilling) so với quý l/2016.

Thương hiệu Nexttel tại Cameroon là thị trường thứ 2 tại châu Phi Viettel đầu tư. Triển khai bán hàng từ tháng 9/2014, tới nay Nexttel đã có hơn 2,5 triệu khách hàng, đem về 21 tỷ france CFA Cameroon doanh thu 6 tháng đầu năm, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái. Thương hiệu của Viettel tại Cameroon cũng đoạt giải thưởng Nhà mạng cung cấp dịch vụ Internet tốt nhất tại quốc gia này. Trong khi đó, thị trường Mozambique thì đã đi vào giai đoạn kinh doanh ổn định và ghi nhận mức tăng trưởng là 8%.

Viettel lọt top 30 tập đoàn viễn thông có số lượng khách hàng lớn nhất thế giới. ảnh 2Thương hiệu Halotel tại Tanzania

Tại Peru, quốc gia có GDP cao gấp nhiều lần Việt Nam và mật độ di động đã qua ngưỡng bão hòa (trên 110 %), đang có những bước đột phá. Doanh thu đạt 201 triệu Peru Nuevo Sol , tăng 105% so với cùng kỳ. Thuê bao sau 6 tháng tăng 41%, từng quý tăng trưởng trên 18%. Tốc độ phát triển thuê bao của Bitel cao hơn gấp 5 lần tốc độ phát triển chung của toàn ngành viễn thông Peru là 8%.

 Từ nay tới hết năm 2016, về tổng thể, tại các thị trường Viettel đầu tư, dịch vụ internet di động đang có xu hướng bùng nổ khi doanh thu từ data tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ và số thuê bao sử dụng 3G cũng tăng thêm gấp gần 1,5 lần chỉ trong 6 tháng. Đây sẽ tiếp tục là phân khúc màu mỡ trong thời gian tới, do đó Viettel đặt kế hoạch củng cố 3G và triển khai mở rộng 4G tại nhiều thị trường nước ngoài để nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.