Các thể đột biến mới dù không ảnh hưởng đến kết quả lâm sàng của bệnh nhân hoặc có độc lực mạnh hơn nhưng một trong những thể virus SARS-CoV-2 có khả năng dễ lây lan hơn.
Theo David Morens, một nhà virus học tại Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, khi virus tồn tại ngoài cộng đồng, nó có cơ hội lây lan nhiều hơn, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng kiểm soát dịch bệnh.
Ông Morens chỉ ra rằng virus SARS-CoV-2 có thể đang tự điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi của con người, như đeo khẩu trang, rửa tay,...
"Có khả năng một biến thể của SARS-CoV-2 đang dần tiến hóa, khi khả năng miễn dịch của chúng ta đủ lớn, mầm bệnh sẽ tìm cách để phá vỡ khả năng này", ông Morens chỉ ra. "Nếu điều này xảy ra, rất có khả năng COVID-19 sẽ giống như bệnh cúm. Chúng ta sẽ phải liên tục cải tiến vaccine và thuốc phòng ngừa để thích ứng với các biến thể mới".
"Nghiên cứu của chúng tôi là phân tích đầu tiên về kiến trúc phân tử của SARS-CoV-2 trong hai làn sóng lây nhiễm ở một vùng đô thị lớn. Phát hiện sẽ giúp chúng tôi hiểu được nguồn gốc, thành phần và quỹ đạo của các làn sóng lây nhiễm trong tương lai và tác động tiềm tàng về phản ứng miễn dịch của vật chủ cũng như khả năng biến thể của virus", nhóm nghiên cứu tại Houston cho biết.
Hiện tại, có hơn 31 triệu ca mắc COVID-19 trên khắp thế giới, với ít nhất 1 triệu ca tử vong, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins. Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với hơn 6,9 triệu trường hợp mắc và hơn 200.000 người chết.