Theo Reuters, trước đó, ông McCallum nhấn mạnh việc chính phủ Canada cho phép Mỹ dẫn độ bà Mạnh sẽ gây ra làn sóng phản đối dữ dội.
Phát ngôn của đại sứ McCallum đã nhanh chóng bị các chính trị gia đối lập và các cựu đại sứ của Canada lên tiếng phản đối khi cho rằng, tuyên bố của ông McCallum là sự can thiệp chính trị không thể chấp nhận được giữa lúc quan hệ Trung Quốc – Canada ngày càng xấu đi.
Giám đốc Tài chính (CFO) Tập đoàn công nghệ Huawei Mạnh Vãn Chu đã bị bắt giữ vào ngày 1/12 tại Vancouver theo đề nghị từ phía chính phủ Mỹ trước cáo buộc vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran.
Vào ngày 11/12/2018, tòa án ở thành phố Vancouver thuộc tỉnh British Columbia tại Canada đã cho phép bà Mạnh Vãn Chu được tại ngoại và nộp số tiền bảo lãnh là 10 triệu CAD (7,5 triệu USD). Bà Mạnh còn có khả năng bị dẫn độ sang Mỹ để điều tra.
Hôm 26/1, Thủ tướng Trudeau cho hay đã yêu cầu và chấp nhận đơn từ chức của đại sứ John McCallum vào tối ngày 25/1.
"Tối qua, tôi đã yêu cầu và chấp nhận đơn từ chức của ông John McCallum với tư cách đại sứ Canada tại Trung Quốc", ông Trudeau nói .
Ông Trudeau cũng cảm ơn ông McCallum vì 20 năm cống hiến cho chính phủ Canada.
Giới chuyên gia cho biết, ông McCallum là đại sứ Canada đầu tiên bị chính thức sa thải trong lịch sử ngành ngoại giao Canada.
Về phần mình, đáp trả trước hành động Canada bắt giữa CFO Mạnh Vãn Châu, Trung Quốc hiện đang giam giữ 2 công dân Canada trước cáo buộc vi phạm an ninh quốc gia.
Ngày14/1, Trung Quốc đã tuyên án tử hình đối với công dân Canada Robert Lloyd Schellenberg vì tội buôn 200 kg ma túy đá. Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã gọi hành động của Trung Quốc là “độc đoán”.
Bị cáo Schellenberg (36 tuổi) bị bắt ở tỉnh Liêu Ninh vào năm 2015. Schellenberg từng bị tuyên án 15 năm tù và nộp khoản tiền phạt 150.000 nhân dân tệ (22.000 USD) vào tháng 11/2018 vì tội buôn lậu hơn 200 kg methamphetamine (ma túy đá) vào Trung Quốc.