Vụ cư dân phải dùng nước bẩn tại Tân Tây Đô: Bị đề nghị xử lý, CĐT nói gì?

(Ngày Nay) - Ông Nguyễn Hữu Hoàng - Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội về việc cung cấp nước sạch tại KĐT Tân Tây Đô.
UBND huyện Đan Phượng có công văn báo cáo cụ thể UBND thành phố về các vấn đề tại khu Tân Tây Đô
UBND huyện Đan Phượng có công văn báo cáo cụ thể UBND thành phố về các vấn đề tại khu Tân Tây Đô

Đề nghị xử lý Chủ đầu tư

Thời gian gần đây, đông đảo cư dân KĐT Tân Tây Đô (xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội) đã tập trung căng băng rôn, yêu cầu chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát giải quyết vấn đề cung cấp nước sạch cho cư dân.

Rất nhiều băng rôn với các nội dung như: Tân Tây Đô 5 năm dùng nước độc Asen, Amoni; Yêu cầu Hải Phát cấp nước sạch... được treo đỏ rực các tòa nhà HHB, CT02 (gồm CT2A và CT2B).

Trước việc này, UBND huyện Đan Phượng đã có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội để báo cáo cụ thể.  Theo nội dung văn bản, KĐT Tân Tây Đô được xây dựng theo Quyết định số 1426/QĐ-UBND 28/5/2008 của UBND tỉnh Hà Tây, nguồn nước cấp cho đô thị lấy từ trạm cấp nước công suất 9.000m3/ngày đêm đặt ở phía Đông thôn Hạnh Đản. Sau sẽ bổ sung từ nguồn nước sông Đà. Tuy nhiên, trạm cấp nước trên chưa được xây dựng.

Vụ cư dân phải dùng nước bẩn tại Tân Tây Đô: Bị đề nghị xử lý, CĐT nói gì? ảnh 1

Văn bản của UBND huyện Đan Phượng 

Văn bản cũng nêu rõ, để đẩy nhanh tiến độ thi công Dự án KĐT Tân Tây Đô, ngày 12/8/2010, UBND huyện đã có công văn xác nhận trạm cấp nước công suất 9000m3/ngày đêm chưa được xây dựng gửi và đề nghị Sở TNMT, UBND TP Hà Nội xem xét đề nghị cấp phép khai thác nước ngầm, xây dựng trạm xử lý nước sạch 1200m3/ngày đêm để phục vụ cho các hộ dân trong Khu đô thị. Trạm cấp nước được khai thác nước ngầm do Sở TNMT cấp phép trong phạm vi diện tích đất được cấp.

Trong thời gian cung cấp nước sinh hoạt cho KĐT Tân Tây Đô, trạm cấp nước đã được các ngành chức năng TP phối hợp với huyện kiểm tra chất lượng nước nhiều lần, khẳng định chất lượng nước không đảm bảo theo quy định của nhà nước. Cơ quan chức năng đã tiến hành cải tạo, sửa chữa nhưng đến nay chất lượng nước vẫn chưa khắc phục được theo đúng quy định của nhà nước.

Ngày 4/6/2018 Sở Xây dựng đã đưa ra đề nghi các đơn vị liên quan liên hệ với công ty CP nước sạch Tây Hà Nội để nghiên cứu, thực hiện đầu tư bổ sung đấu nối nguồn cung cấp nước sạch từ hệ thống mạng lưới cấp nước do Công ty CP nước sạch Tây Hà Nội sử dụng nguồn nước sạch sông Đà. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa thực hiện.

Cũng tại văn bản này, lãnh đạo UBND huyện Đan Phượng cũng chỉ rõ, việc cung cấp nước sinh hoạt cho cư dân KĐT Tân Tây Đô thời gian qua không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo quy định hiện hành của nhà nước gây bức xúc cho cư dân nơi đây. Ban quản trị, cư dân và các cấp, các nghành đã nhiều lần kiến nghị nhưng đến nay vẫ không thể khắc phục được.

Nhằm ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa bàn, đáp ứng nhu cầu nước sạch chính đáng của cư dân, UBND huyện Đan Phượng đã đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét xử lý trách nhiệm Công ty CP đầu tư Hải Phát (chủ đầu tư dự án KĐT Tân Tây Đô), Công ty CP đầu tư Công nghệ & Môi trường Việt Nam và các đơn vị liên quan trong việc cung cấp nước sinh hoạt không đảm bảo chất lượng theo quy định.

Đồng thời, theo kiến nghị của cư dân KĐT Tân Tây Đô, UBND huyện Đan Phượng cũng đề nghị UBND TP bổ sung địa bàn KĐT Tân Tây Đô thuộc mạng lưới cấp nước sạch tập trung bằng nguồn nước sông Đà.

Chủ đầu tư nói gì?

Liên quan đến vấn đề này, mới đây, Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát, CĐT dự án KĐT Tân Tây Đô đã phát đi Thông cáo báo chí, lên tiếng về vụ “lùm xùm này”.

Theo đó, Công ty Hải Phát cho biết: Tòa nhà HHB, CT2A-B từ khi bàn giao đưa vào sử dụng năm 2014 - 2015 đến nay sử dụng nước sinh hoạt do Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ môi trường Việt Nam cung cấp. Đây là đơn vị cấp nước duy nhất tại địa bàn này vào thời điểm đó.

Phía Hải Phát cho biết, đối với dự án Tân Tây Đô, Hải Phát là nhà đầu tư thứ cấp. Trước các vấn đề cư dân nêu ra, Hải Phát đã nghiêm túc kiểm tra, xử lý theo quyền hạn và trách nhiệm của mình.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, người dân phản ánh tình trạng nước sinh hoạt không đảm bảo chất lượng.

Vụ cư dân phải dùng nước bẩn tại Tân Tây Đô: Bị đề nghị xử lý, CĐT nói gì? ảnh 2

Khu Chung cư Tân Tây Đô 

Về vấn đề này, Công ty Hải Phát cho biết, ngày 13/4/2018 Văn phòng UBND TP Hà Nội đã có văn bản về việc đảm bảo chất lượng nước ăn uống đạt tiêu chuẩn tại KĐT Tân Tây Đô, tại văn bản này, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã có ý kiến chỉ đạo: Yêu cầu Công ty cổ phần Đầu tư công nghệ môi trường Việt Nam khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện việc chuyển giao công nghệ, bổ xung hệ thống lọc để xử lý Asen, Amoni,... Tại trạm cấp nước KĐT Tân Tây Đô đảm bảo nước sau xử lý phù hợp với quy chuẩn về chất lượng nước ăn uống, phục vụ người dân trong khu vực.

Đồng thời, UBND TP Hà Nội giao Công ty cổ phần Nước sạch Tây Hà Nội (đơn vị đang nghiên cứu triển khai dự án cấp nước cho huyện Đan Phượng) nghiên cứu, đề xuất giải pháp đấu nối cấp nguồn nước sạch sông Đà cho KĐT Tân Tây Đô, đảm bảo ổn định lâu dài.

Trên cơ sở đó, Công ty Hải Phát cho biết, với vai trò là CĐT dự án, công ty này đã làm việc với hai đơn vị cấp nước trên với mong muốn tìm được giải pháp hiệu quả và phù hợp nhất đảm bảo nguồn nước sạch cho cư dân.

Công ty Hải Phát cũng khẳng định đã làm đúng vai trò, trách nhiệm của CĐT dự án, trên cơ sở các quy định pháp luật và văn bản của cơ quan chức năng, góp phần tìm giải pháp tháo gỡ vấn đề nước sạch cho cư dân tại dự án HHB, CT2A-B tại KĐT Tân Tây Đô.

Vì vậy, doanh nghiệp này cho rằng việc yêu cầu Hải Phát cung cấp nước sạch là không có căn cứ.

Do đó, Công ty Hải Phát phản đối việc trên một số băng rôn có nội dung “Yêu cầu Hải Phát cấp nước sạch” bên cạnh các băng rôn khác ghi “Tân Tây Đô 5 năm dùng nước độc”, điều này ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu Hải Phát, đặc biệt còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của Hải Phát.

Công ty Hải Phát cũng cho biết sẽ có ý kiến với các cơ quan chức năng đề nghị điều tra làm rõ việc cá nhân, tổ chức nào đứng ra thực hiện việc treo băng rôn quy mô lớn tại tòa nhà HHB, CT2A-B với mục tiêu nhằm vào thương hiệu Hải Phát, gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của công ty.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.