Cuộc chiến về giá
Theo ông Ruslan Pukhov, thành viên Ban cố vấn của Bộ Quốc phòng Nga kiêm người tham gia sáng lập Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ (CAST) có trụ sở ở Moscow, Nga có nhiều lợi thế trong ngành công nghiệp quân sự hơn so với Mỹ.
Ví dụ như đất nước này có một số công nghệ quân sự riêng và có thị trường quanh toàn cầu. Ngoài ra trang thiết bị vũ khí của Nga không đắt như của Mỹ. Vũ khí Nga được sản xuất bởi "các máy móc ít phức tạp hơn", khiến chi phí sản xuất rẻ hơn so với Mỹ.
Binh sĩ và vũ khí Nga trong lễ duyệt binh mừng ngày Chiến thắng 9/5 |
Lợi thế khác nữa là vũ khí Nga rất dễ sử dụng, cho phép những người không cần qua đào tạo và có kỹ năng đặc biệt, cũng có thể điều khiển chúng.
“Máy bay chiến đấu Mỹ trông như những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ, trong khi máy bay chiến đấu Nga giống như xe tăng. Liệu bạn muốn vào một cuộc chiến cùng một chiếc xe tăng hay một chiếc đồng hồ bóng bẩy" - ông Pukhov pha trò.
Xe tăng Nga vượt trội xe tăng Mỹ
Theo tạp chí Mỹ có uy tín Popular Mechanics, ngành công nghiệp quốc phòng Nga trong vài năm qua đã đưa ra một loạt vũ khí mới mà Mỹ khó cạnh tranh được. Ngoài ra, Nga đang tích cực phát triển các ngành trong khối công nghiệp quân sự, mà mới gần đây Mỹ còn chiếm ưu thế.
Tạp chí Mỹ đánh giá cao tên lửa Iskander và các biến thể trên khung gầm Armata của Nga |
Ngày 9/5 vùa qua, trong cuộc diễu hành ở Moscow nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức, Nga đã ra mắt xe tăng T-14 Armata và loạt xe bọc thép trên nền tảng Armata.
Có khả năng, trong tương lai xe tăng Armata sẽ được trang bị vũ khí mạnh hơn là loại pháo cỡ nòng 152 mm, có khả năng xuyên thủng 1m thép. Cùng với khả năng trang bị đạn pháo hạt nhân làm nghèo, T-14 Armata sẽ trở thành cỗ máy hủy diệt đáng sợ trên chiến trường.
Theo tạp chí Popular Mechanics, phiên bản này của xe tăng T-14 sẽ là "kẻ săn mồi" ghê gớm bất khả chiến bại. Trong khi đó, Hoa Kỳ đang tập trung nỗ lực để duy trì khả năng chiến đấu của các xe tăng M1 Abram hiện có, được sản xuất theo công nghệ cách đây vài thập niên.
Cạnh tranh thị trường
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Mỹ đã thu được 10,2 tỷ USD từ việc bán thiết bị trên toàn thế giới so với Nga là 5,98 tỷ USD trong năm 2014.
Mỹ vẫn là cường quốc xuất khẩu lớn nhất thế giới |
Có thể khẳng định rằng, Mỹ là nhà cung cấp vũ khí chính của châu Âu, Trung Đông và Đông Nam Á. Trong khi đó, Saudi Arabia là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Washington, với việc chi gần 1,2 tỷ USD cho các thiết bị có nguồn gốc từ Mỹ, chiếm hơn 1/10 giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp vũ khí Mỹ vào năm ngoái.
Trong khi đó, Nga cung cấp vũ khí củ yếu cho các quốc gia BRICS (Trung Quốc, Brazil, Nam Phi, Ấn Độ), cũng như các nước tại châu Phi, Trung Đông và Châu Á. Tuy nhiên, hoạt động mua bán giữa các khu vực này là không đồng đều với nhà xuất khẩu đến từ Nga.
Có 13 nước mua vũ khí từ cả Mỹ và Nga. Trong năm 2014, Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chính phủ nước này chi đến 4,2 tỷ USD để có được các trang thiết bị hiện đại cho quân đội, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng lộng hành tại châu Á. Trong đó, New Delhi dành 2,1 tỷ USD cho các loại vũ khí từ Moscow và 1,1 tỷ USD từ Mỹ.
Cuộc cạnh tranh xuất khẩu vũ khí giữa Nga và Mỹ là một khía cạnh trong cuộc đối đầu giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực khác, từ chính trị, kinh tế cho đến hoạt động quân sự. Hai nước đều có tham vọng đánh bại quốc gia đối diện và lan rộng ảnh hưởng của mình.
Anh Phương (TH)
>>> Xem thêm:
- Vũ khí siêu thanh của Trung Quốc: Mối lo 'đứng ngồi không yên' của Mỹ