Vũ khí phương Tây chuyển giao cho Ukraine có đủ đáp ứng nhu cầu cuộc chiến?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Sẽ không có câu trả lời xác đáng, bởi còn tùy thuộc vào mục tiêu là gì.
Xe tải chở một lô tên lửa Javelin do Mỹ chuyển giao tới Ukraine. Ảnh: AFP.
Xe tải chở một lô tên lửa Javelin do Mỹ chuyển giao tới Ukraine. Ảnh: AFP.

Khi thăm Kiev hôm 16/6, lãnh đạo Pháp, Đức, Italy và Romania đã “mang theo quà”. Họ ủng hộ đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Ukraine, cùng với đó là tuyên bố hậu thuẫn mạnh mẽ nỗ lực quân sự của Kiev trong đối đầu với Nga. Lãnh đạo những nước này cũng cam kết sẽ viện trợ thêm vũ khí cho Ukraine.

Những hỗ trợ đó là điều mà Kiev đang đặc biệt cần. Trong vài tuần qua, Ukraine đã tạo ra bước tiến nhỏ ở tỉnh Kherson. Đến ngày 17/6, hải quân nước này tuyên bố bắn chìm một tàu của Nga làm nhiệm vụ tiếp tế cho đảo Rắn – mục tiêu quân sự mà Moskva đánh chiếm đầu tiên khi can thiệp ở nước láng giềng.

Nhưng đó chỉ là thành tựu nhỏ đặt cạnh đà tiến ổn định mà Nga thiết lập tại Donbass, nơi đang là tâm điểm của các cuộc giao tranh. Nga hiện kiểm soát khoảng 2/3 diện tích Severodonetsk, nơi quân Ukraine hiện chỉ còn tập trung kháng cự ở vùng công nghiệp ở phía Tây.

Một lý do dẫn đến đà thắng thế của Nga chính là việc Moskva tập trung lực lượng và áp dụng phương thức tác chiến hệ thống, khoa học hơn so với giai đoạn đầu của cuộc chiến. Nga cũng có ưu thế lớn về sức mạnh hỏa lực, vốn là nhân tố then chốt trong mọi cuộc chiến tranh.

Nga cũng sử dụng hệ thống rocket, tên lửa tầm xa, cho phép tấn công chiều sâu vào các điểm phòng ngự của Ukraine, nhưng vẫn tránh được hỏa lực trả đũa của đối phương. Ukraine hiện cạn nguồn đạn đối với các hệ thống tên lửa phóng loạt Smerch và Uragan có từ thời Liên Xô và có tầm bắn xa hơn so với pháo binh truyền thống. Quân đội Ukraine cũng không còn nhiều hệ thống tên lửa đạn đạo Tochka.

Thương vong quân đội Ukraine phải gánh chịu leo lên ngưỡng sốc. Ngày 9/6, ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, thừa nhận mỗi ngày có từ 100-200 binh sĩ nước này tử vong do chiến sự, con số mà Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, tướng Mark Milley cho rằng “khá sát với thực tế”. Ukraine vì thế ngày càng lớn tiếng kêu gọi phương Tây tăng cường viện trợ vũ khí cho nước này, khẳng định nguồn cung cấp hiện nay mới chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu.

Ngày 15/6, nhóm 50 quốc gia do Mỹ dẫn đầu đã có cuộc gặp bên lề hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Tướng Milley và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, tìm cách trấn an quan ngại của Ukraine. Thông điệp được phía Mỹ đưa ra là: Mong muốn của Ukraine là hoàn toàn chính đáng, nhưng không thể “có tất cả”.

“Tướng Milley và tôi đã tham gia nhiều cuộc chiến. Và khi đã ở trong chiến tranh thì bạn cần phải hiểu rằng mình sẽ không bao giờ có đủ, dù lúc nào cũng muốn nhiều hơn nữa”, Bộ trưởng Austin nêu quan điểm.

Theo tướng Milley, trên thực tế Ukraine đã có được những gì mình muốn. Kiev yêu cầu viện trợ 10 tiểu đoàn pháo binh và được nhận đủ, cùng với khoảng 500.000 đơn vị đạn pháo. Ukraine cũng đề xuất phương Tây cung cấp 200 xe tăng và nhận được 237 chiếc. Với 97.000 vũ khí chống tăng, Ukraine đã nhận được số lượng lớn gấp ba lần số xe tăng trên toàn thế giới.

Nhiều vũ khí vẫn đang xếp hàng để đến Ukraine. Mười hệ thống tên lửa phóng loạt (HIMARS) của Mỹ cùng với một số hệ thống tương tự của Anh sẽ được chuyển giao cho Ukraine sớm. Đây là lô vũ khí hỏa lực mạnh, có tầm bắn trên 80 km với loại đạn mà Mỹ giới hạn cấp cho Ukraine. Nhiều binh sĩ Ukraine đã và đang được huấn luyện sử dụng những hệ thống này tại Đức.

Trên bình diện công khai, giới lãnh đạo Mỹ và châu Âu phát đi thông điệp cứng rắn về duy trì vũ khí viện trợ cho Ukraine. “Chúng tôi sẽ vấn tập trung vào lĩnh vực này [viện trợ vũ khí] bất chấp thời gian có kéo dài bao lâu”, ông Austin phát biểu tại Brussels.

Nhưng trong tham vấn, thảo luận riêng, xuất hiện nhiều nghi ngờ về khả năng này. Các nước thành viên NATO hiện cạn kho đạn tương thích với các hệ thống Ukraine sở hữu được chế tạo từ thời Liên Xô. Việc chuyển đổi sang sử dụng vũ khí theo chuẩn NATO gặp khó khăn và sẽ cần nhiều thời gian để hoàn tất.

Mỹ và đồng minh châu Âu đã chứng tỏ được tinh thần đoàn kết hiếm có khi chiến tranh tại Ukraine bước sang tháng thứ 4. Tất cả đều mong đợi Ukraine sẽ vươn lên vị thế một quốc gia an toàn và chủ quyền. Nhưng những gì diễn ra trên thực tế lại không rõ ràng như vậy và có thể liên tục chuyển dịch theo thời gian.

Đầu tháng 4, ông Austin tuyên bố mục đích của Mỹ trong cuộc chiến Ukraine là muốn Nga suy yếu. Nhưng đến tuần trước, ông phát đi thông điệp giảm mạo hiểm đối đầu với Nga, khi nói rằng Mỹ nhắm đến một “Ukraine dân chủ, độc lập và thịnh vượng”. Giới phóng viên đã hai lần đặt câu hỏi liệu Mỹ có muốn Ukraine thắng Nga hay không, nhưng cả hai lần Bộ trưởng Austin đều né tránh trả lời.

Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.