Vụ sân bay Baghdad (Iraq) bị không kích: Tổng thống Trump khẳng định không cần Quốc hội đồng ý

Đáp lại các chỉ trích liên quan đến cuộc không kích của Mỹ vào sân bay quốc tế Baghdad (Iraq) ngày 3/1 làm Thiếu tướng Qassem Soleimani của Iran thiệt mạng, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 5/1 khẳng định, ông không cần sự đồng ý của Quốc hội, ngay cả đối với một vụ tấn công "bất cân xứng".
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Washington, DC
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Washington, DC

Thách thức những lời kêu gọi ông phải nhận được sự thông qua của Quốc hội đối với bất cứ hành động quân sự nào trong tương lai, Tổng thống Trump khẳng định ông "không buộc phải" làm việc đó, thậm chí nói thêm rằng các bài viết của ông trên mạng xã hội Twitter sẽ chính là thông báo sớm nếu ông quyết định tấn công Iran lần nữa.

Ông viết: "Những bài đăng trên mạng xã hội này sẽ được coi như thông báo tới Quốc hội Mỹ rằng nếu Iran tấn công bất cứ người Mỹ hay mục tiêu Mỹ nào, nước Mỹ sẽ tấn công đáp trả nhanh chóng, đầy đủ, và có thể một cách không cân xứng".

Trước đó, ông Trump chỉ chính thức thông báo với Quốc hội Mỹ về cuộc không kích tại Baghdad ngày 3/1 gần 48 giờ sau khi đã thực hiện. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, chính quyền Mỹ đã bắt đầu thông báo tới các lãnh đạo Quốc hội về lập luận cho vụ tấn công trên và hứa sẽ "luôn thông tin đầy đủ cho họ". Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ABC khi được hỏi liệu chính quyền Mỹ có tìm kiếm sự cho phép của Quốc hội trong bất kỳ hành động quân sự nào trong tương lai hay không, ông Pompeo khẳng định: "Chúng tôi có toàn quyền chúng tôi cần để làm điều mà chúng tôi đã làm cho đến nay. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm mọi việc một cách thích đáng, hợp pháp và hợp hiến".

Trong một tuyên bố, Chủ tịch Quốc hội Nancy Pelosi nêu rõ: "Là Chủ tịch Quốc hội, tôi nhắc lại lời kêu gọi chính quyền thông báo một cách kịp thời và đầy đủ cho toàn thể Quốc hội về hành động can thiệp quân sự liên quan đến Iran và các bước tiếp theo đang được cân nhắc".

Về phần mình, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer bày tỏ lo ngại rằng Tổng thống sẽ đẩy nước Mỹ vào "một cuộc chiến không có hồi kết tại Trung Đông".

Trong một diễn biến mới nhất, hai nghị sĩ Dân chủ ngày 5/1 cho biết sẽ trình Hạ viện một nghị quyết mới nhằm ngăn chặn Tổng thống Trump đơn phương đưa nước Mỹ vào chiến tranh chống Iran.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, nghị sĩ đảng Dân chủ Ilhan Omar, bang Minnesota và nghị sĩ Barbara Lee, bang California thông báo sẽ đưa ra một nghị quyết mang tên "Đạo luật Quyền lực Chiến tranh" nhằm rút quân đội Mỹ khỏi sự thù địch với các lực lượng được Iran hậu thuẫn tại khu vực Trung Đông. Nghị sĩ Omar nhấn mạnh rằng Quốc hội Mỹ phải thực hiện nghĩa vụ Hiến pháp và làm mọi thứ trong khả năng để ngăn chặn một cuộc chiến thảm khốc.

Ông Omar cũng cho biết, sau vụ không kích tại Baghdad, hàng ngàn binh sĩ bổ sung đã được gửi đến Trung Đông trong một trong những đợt triển khai nhanh nhất và lớn nhất nhiều thập kỷ gần đây - và điều này đã diễn ra sau nhiều năm Tổng thống Trump và các đồng minh trong chính quyền Mỹ đe dọa chiến tranh chống Iran. Hạ nghị sĩ Barbara Lee - thành viên duy nhất của Quốc hội Mỹ bỏ phiếu chống chiến tranh ở Afghanistan năm 2001 - cho biết thêm rằng nghị quyết trên sẽ giúp Quốc hội tái khẳng định quyền lập hiến và quay trở lại con đường ngoại giao với Iran.

Giới phân tích nhận định Mỹ và Iran đã đứng trước bờ vực xung đột quân sự sau cái chết của Tướng Soleimani.

Theo TTXVN
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.