Vụ tàu cán đám đông tại Ấn Độ thôi thúc cải tổ đường sắt

Đã nhiều ngày kể từ thảm kịch tàu chạy với vận tốc 90km/h, lao qua đám đông người xem lễ hội trên đường ray...
Gia đình nạn nhân trong vụ tàu đâm xuyên đám đông khóc ngất trước sự ra đi của người thân
Gia đình nạn nhân trong vụ tàu đâm xuyên đám đông khóc ngất trước sự ra đi của người thân

Đã nhiều ngày kể từ thảm kịch tàu chạy với vận tốc 90km/h, lao qua đám đông người xem lễ hội trên đường ray, cán chết 59 người, nỗi bức xúc về an toàn đường sắt Ấn Độ dường như không nguôi ngoai mà ngày càng bùng nổ.

Hai ngày cuối tuần, Ấn Độ chứng kiến hàng loạt cuộc biểu tình của người nhà các nạn nhân tại khu vực đường ray nơi xảy ra thảm kịch ở TP Amritsar, bang Punjab.

Những người bất bình yêu cầu trừng phạt giới chức đường sắt địa phương, đồng thời đòi chính quyền phải cải cách an toàn hệ thống đường sắt của Ấn Độ, không thể để tình trạng hàng nghìn người chết mỗi năm vì tai nạn tàu tiếp diễn.

Không chỉ vậy, người dân Ấn Độ còn yêu cầu phạt người lái tàu liên quan đến vụ việc. Tuy nhiên, Bộ trưởng Đường sắt Quốc gia Ấn Độ, Manoj Sinha khẳng định, thảm kịch lần này không phải do lỗi của nhân viên đường sắt và chắc chắn sẽ không trừng phạt bất cứ nhân viên nào, kể cả lái tàu.

Ông Sinha khẳng định, tốc độ 90km/h mà tàu di chuyển lúc xảy ra tai nạn là hoàn toàn đúng quy định.

Lái tàu khai với cảnh sát rằng, sở dĩ mãi đến phút cuối ông mới nhìn thấy đám đông vì lúc đó tàu đang ở khúc cua trong điều kiện không có ánh sáng, chưa kể khói từ pháo hoa dày đặc. Trong khi đó, đám đông lại không nghe thấy tiếng còi tàu bởi tiếng pháo hoa quá to.

Giới chức đường sắt cho rằng, lỗi thuộc về ban tổ chức lễ hội Dussehra vì thực hiện sự kiện ngay gần đường ray. Bộ Y tế và phòng cháy chữa cháy Ấn Độ cho biết, ban tổ chức chưa nhận được giấy phép tổ chức từ thành phố.

Bất chấp mọi lời giải thích, cuộc biểu tình vẫn lan rộng đến mức cảnh sát phải huy động lực lượng giải tán đám đông, kiểm soát hàng trăm người đang tức giận, tụ tập quanh hiện trường.

Theo Báo Giao Thông
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.