WHO tuyên bố duy trì tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 1/5 tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn là "tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế" (PHEIC).
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus.

3 tháng sau khi Ủy ban Khẩn cấp WHO lần đầu khuyến nghị Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố tình trạng y tế công cộng khẩn cấp đối với dịch COVID-19, người đứng đầu WHO khẳng định dịch bệnh vẫn là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại quốc tế khi mà bệnh lây lan ngày càng rộng tại các quốc gia có hệ thống y tế yếu kém.

Ông Tedros bày tỏ "quan ngại sâu sắc về những tác động tiềm tàng" của dịch bệnh "khi mà bệnh bắt đầu tăng nhanh tại các nước có hệ thống y tế yếu kém hơn. Như chúng tôi đã làm rõ ngay từ đầu, chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi các nước thực thi gói các biện pháp toàn diện nhằm phát hiện, cách ly, xét nghiệm và điều trị mọi trường hợp cũng như truy dấu mọi mối tiếp xúc".

Theo ông Tedros, WHO sẽ "tiếp tục phối hợp với các quốc gia và đối tác để cho phép hoạt động đi lại thiết yếu, cần thiết cho công tác ứng phó với đại dịch, cứu trợ nhân đạo và vận chuyển hàng hóa, cũng như để các nước có thể dần nối lại hoạt động đi lại thông thường của hành khách.

Tổng giám đốc WHO cũng cho biết Ủy ban Khẩn cấp sẽ được tái triệu tập trong vòng 3 tháng. Cuộc họp thứ 3 của Ủy ban Khẩn cấp liên quan tới đại dịch COVID-19 được tổ chức hôm 30/4.

Ngoài ra, trong khuyến cáo ngày 1/5, Ủy ban Khẩn cấp WHO kêu gọi tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế cần phải tiếp tục phối hợp với WHO và hỗ trợ giới lãnh đạo tổ chức này nhằm đảm bảo các biện pháp ứng phó hiệu quả được kích hoạt trong đại dịch COVID-19 cũng như chuẩn bị cho sự bùng phát các dịch bệnh khác.

Liên quan đến đại dịch COVID-19, theo số liệu của hãng tin AFP tổng hợp từ các nguồn chính thức tính tới 17h 40 phút ngày 1/5 (giờ GMT, tức 0h 40 phút ngày 2/5 giờ Hà Nội), số ca tử vong do COVID-19 tại châu Âu đã vượt ngưỡng 140.000 người.

Châu Âu là lục địa chịu tác động nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 với 1.495.293 ca mắc bệnh và 140.096 ca tử vong trong số 234.987 người tử vong vì dịch bệnh trên khắp thế giới.

Các nước châu Âu có số ca tử vong lớn nhất do COVID-19 là Italy với 28.236 người, tiếp đến là Anh, Tây Ban Nha và Pháp với số người tử vong ở mỗi nước lần lượt là 27.510, 24.284 và 24.594 ca.

Theo TTXVN
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.