WHO xem xét phê duyệt hai vaccine COVID-19 của Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Lần đầu tiên, hai loại vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc sẽ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xem xét phê duyệt, đây được xem là một quyết định có thể có ảnh hưởng sâu rộng đối với kế hoạch triển khai tiêm chủng trên toàn cầu.
WHO xem xét phê duyệt hai vaccine COVID-19 của Trung Quốc

Các công ty dược phẩm của Trung Quốc đã phải đối mặt với sự giám sát gắt gao do không công bố dữ liệu chi tiết về mức độ hiệu quả của vaccine trước khi được đưa vào sử dụng, nhưng giờ đây WHO sẽ quyết định liệu những loại vaccine này có thể được cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp hay không.

Quyết định cấp phép cho hai loại vaccine do Sinopharm và Sinovac BioTech sản xuất sẽ có ý nghĩa vô cùng to lớn khi tình trạng thiếu hụt nguồn cung vaccine đã làm “tê liệt” chương trình phân phối vaccine toàn cầu COVAX của WHO.

“Sự khan hiếm nguồn cung đang tạo đà thúc đẩy cho chủ nghĩa dân tộc vaccine và ngoại giao vaccine, vì vậy WHO đang nghiên cứu một số phương án để tăng tốc sản xuất và cung ứng vaccine,” Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết vào đầu tháng này.

Ông Tedros cho biết trong những nỗ lực để giải quyết các vấn đề này bao gồm “xúc tiến việc xem xét nhiều loại vaccine hơn, trong đó có vaccine của Sinopharm và Sinovac”.

Để được chấp thuận, các vaccine COVID-19 này ít nhất phải đạt hiệu quả 50% và đáp ứng được các tiêu chuẩn sản xuất nếu muốn trở thành một trong những loại vaccine được lưu hành sử dụng, phục vụ cho chiến dịch tiêm chủng trên phạm vi toàn cầu.

“Bất kỳ sản phẩm nào nhắm đến thị trường toàn cầu đều phải có sự chấp thuận của cơ quan quản lý được công nhận trên toàn cầu”, ông Naor Bar-Zeev, Phó giám đốc Trung tâm Tiếp cận Vaccine Quốc tế thuộc Đại học Johns Hopkins, đưa ra nhận định. “Các cơ quan đó sẽ tiến hành xem xét các khía cạnh cũng như mức độ hiệu quả dựa trên những bằng chứng hiện có của các loại vaccine và đưa ra quyết định dựa trên cơ sở khoa học”.

Đến nay, WHO đã phê duyệt vaccine do các hãng dược phầm Pfizer-BioNtech, Johnson & Johnson cũng như AstraZeneca sản xuất và phát triển.

Theo dự kiến, các đánh giá cuối cùng từ WHO về vaccine của Sinopharm sẽ có vào ngày hôm nay 26/4 còn vaccine của Sinovac sẽ có vào ngày 3/5.

Ông Yanzhong Huang, một thành viên cấp cao về y tế toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại nhận định rằng việc WHO ủng hộ vaccine của Trung Quốc có thể sẽ tạo ra “tác động quan trọng” đến vai trò của tổ chức này trong việc phân phối vaccine toàn cầu.

Không giống như các loại vaccine Covid-19 khác, kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba của các vaccine do Trung Quốc sản xuất vẫn chưa được công bố chính thức.

Điều này đã đặt ra nghi vấn trong cộng đồng y tế quốc tế cũng như tại những quốc gia đã sử dụng các loại vaccine này. Hiện đã có 100 triệu liều vaccine của Trung Quốc được xuất khẩu trên toàn thế giới.

"Việc chấp thuận sử dụng các vaccine của Sinopharm và Sinovac BioTech từ WHO “cũng sẽ cho phép COVAX mua vaccine do Trung Quốc sản xuất để tiến hành phân phối,” ông Huang nói thêm.

Cơ chế COVAX đặt mục tiêu phân phối 2 tỷ liều thuốc trên toàn thế giới vào cuối năm nay, bao gồm cả cho các quốc gia không có khả năng mua trực tiếp, nhưng đã gặp khó khăn do thiếu hụt nguồn cung vaccine do tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ.

Dù Viện Huyết thanh của Ấn Độ đã đặt mục tiêu xuất khẩu 90 triệu liều vaccine vào tháng 3 và tháng 4. Tuy nhiên, cơ sở này cho biết họ không thể thực hiện việc nâng sản lượng vaccine do thiếu nguyên liệu thô cần thiết từ phía Mỹ cung cấp.

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng y tế ở Ấn Độ đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cũng như tiến độ xuất khẩu vaccine của nước này - một nhà sản xuất cung ứng quan trọng cho COVAX.

Tính đến nay, tổng số lượng vaccine từ tất cả các nhà sản xuất đã được chương trình COVAX phân phối chỉ đạt 43 triệu liều.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Sinopharm và Sinovac đã “nộp đơn chính thức để tham gia chương trình phân phối vaccine COVAX”, song nhiều chuyên gia đã đặt câu hỏi rằng liệu hai hãng dược phẩm này có đủ năng lực để lấp đầy những “lỗ hổng” trong chuỗi cung ứng vaccine hay không.

Các công ty này đã ký các thỏa thuận phân phối hàng triệu liều vaccine và xuất khẩu số lượng lớn nguyên liệu sản xuất đi nước ngoài, trong khi Trung Quốc đang phải chạy đua với thời gian để đạt được mục tiêu tiêm chủng 40% dân số vào cuối tháng 6.

“Sẽ là thách thức đối với các hãng dược phẩm Trung Quốc khi phải đáp ứng về nguồn cung vaccine cho cơ chế COVAX, đồng thời phải sản xuất đủ số lượng vaccine cần thiết cho chương trình tiêm chủng đầy tham vọng của Trung Quốc,” chuyên gia về an ninh y tế toàn cầu Nicholas Thomas nhận định.

Cuối tháng trước, nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược của WHO cho biết rằng cả hai loại vaccine của Trung Quốc đều đáp ứng các yêu cầu về hiệu quả của tổ chức này.

Sinopharm đã công bố tỷ lệ hiệu quả mà vaccine của hãng này ghi nhận được là 79%, trong khi các thử nghiệm lâm sàng từ Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia cho thấy sản phẩm của Sinovac đạt mức độ hiệu quả từ 50,7% đến 83,5%.

Mặc dù rất khó để so sánh kết quả từ các cuộc thử nghiệm, nhưng trên thực tế, hiệu quả của các loại vaccine này là thấp hơn so với một số vaccine khác.

Vaccine do Moderna và Pfizer sản xuất đạt hiệu quả lên đến hơn 90%, tuy nhiên việc sử dụng công nghệ tiên tiến mRNA trong quá trình sản xuất lại khiến cho việc bảo quản và phân phối loại vaccine này trở nên phức tạp và vô cùng tốn kém.

Dù hiện đang gặp phải một số vấn đề về tác dụng phụ khi xảy ra một số trường hợp đông máu hiếm gặp sau khi tiêm, vaccine do AstraZeneca sản xuất đã ghi nhận hiệu quả ở mức 79%.

Theo SCMP
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.