Bầu cử Tổng thống Pháp vòng 1: Ông Macron và bà Le Pen gần chắc thắng

(Ngày Nay) - Ứng cử viên độc lập Emmanuel Macron và Chủ tịch đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia Marine Le Pen được dự đoán là sẽ vượt qua 11 ứng viên trong cuộc bầu cử vòng 1, chính thức bước vào vòng 2 tổ chức vào ngày 7/5 tới.
Ông Emmanuel Macron và bà Marine Le Pen sẽ bước tiếp vào vòng 2 bầu cử Tổng thống Pháp.
Ông Emmanuel Macron và bà Marine Le Pen sẽ bước tiếp vào vòng 2 bầu cử Tổng thống Pháp.

Với hơn 50% số phiếu được kiểm, ông Macron đang dẫn đầu với tỷ lệ số phiếu 23,7%, bà Le Pen theo sau với tỷ lệ 21,7%. Với kết quả này, hai người cầm chắc trong tay tấm vé vào vòng bầu cử thứ 2.

Cuộc bầu cử vòng 1 sẽ có sự tham gia của 11 ứng cử viên. Tuy nhiên, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy 4 ứng cử viên được đánh giá có nhiều tiềm năng nhất là ông Emmanuel Macron của đảng Tiến lên (EM),  Chủ tịch đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia (FN) Marine Le Pen, cựu Thủ tướng François Fillon và nhà lãnh đạo của phong trào “Nước Pháp bất khuất” Jean-Luc Mélenchon. Hai ứng cử viên dẫn đầu sẽ bước vào vòng 2 cuộc bầu cử diễn ra vào 7/5 tới.

Emmanuel Macron, 39 tuổi, cựu giám đốc ngân hàng, cựu Bộ trưởng Kinh tế và mới thành lập đảng Tiến lên của mình cách đây chỉ 1 năm, không theo cánh tả cũng như cánh hữu.

Đáng chú ý là khi mới tuyên bố tranh cử, ông Macron không được đánh giá cao vì không thuộc các đảng truyền thống, quan điểm trung dung và còn quá trẻ. Nhưng tỷ lệ ủng hộ ông tăng đần do quan điểm không tả, không hữu của ông khiến cử tri truyền thống của cánh tả và cánh hữu đều tìm được điểm tương đồng trong tư tưởng với ông Macron.

Ngoài ra, kinh nghiệm làm Bộ trưởng Kinh tế và giám đốc ngân hàng Rothschild & Cie cũng là một lợi thế đối với ông. Hơn nữa, nhiều người ủng hộ ông Macron còn vì vấn đề bảo vệ sự toàn vẹn của châu Âu, duy trì tính chất châu Âu trong con người châu Âu.

Trong khi đó, ứng viên đối thủ Le Pen, 48 tuổi, của đảng cực hữu lại có tư tưởng muốn noi gương nước Anh vụ Brexit, chủ trương đưa nước Pháp tách hoàn toàn ra khỏi châu Âu, kể cả khu vực đồng tiền chung châu Âu. Điều này đang khiến các nhà đầu tư như ngồi trên đống lửa vì Pháp từ lâu đã là một trụ cột hỗ trợ cho đồng euro và nếu Pháp từ bỏ đồng tiền chung thì sự tồn tại của đồng euro sẽ là một câu hỏi lớn.

Ngoài ra, bà Le Pen có tư tưởng chống nhập cư, đây cũng là tư tưởng “thương hiệu” của đảng FN. Với tư tưởng này, người ủng hộ kỳ vọng bà sẽ lập lại trật tự nước Pháp, đưa nước Pháp an toàn trở lại, nhất là sau khi nước này liên tiếp chứng kiến những vụ khủng bố kinh hoàng như ở Paris, Nice và gần đây nhất là ở đại lộ Champs Elysées. 

Theo Tiền Phong
TikTok, ByteDance khởi kiện chính phủ Mỹ
TikTok, ByteDance khởi kiện chính phủ Mỹ
(Ngày Nay) - TikTok đã đệ đơn kiện chính phủ Mỹ nhằm ngăn chặn Tổng thống Joe Biden ký kết đạo luật buộc công ty mẹ ByteDance phải thoái vốn khỏi TikTok hoặc ứng dụng này sẽ bị cấm.
Katy Perry và Rihanna bị AI làm giả ảnh sự kiện
Katy Perry và Rihanna bị AI làm giả ảnh sự kiện
(Ngày Nay) - Tại sự kiện thời trang Met Gala 2024 năm nay, hai nghệ sĩ nổi tiếng Katy Perry và Rihanna dù không tham dự nhưng các hình ảnh do AI tạo ra đã khiến một số người hâm mộ lầm tưởng họ đã có mặt tại đêm trình diễn lớn nhất thế giới.
Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
Xưởng phim Marvel nhìn lại một năm đầy chông gai
(Ngày Nay) - Ông Louis D'Esposito, đồng chủ tịch Marvel Studios, thừa nhận rằng vũ trụ điện ảnh Marvel đã trải qua một năm 2023 "khó khăn” khi chứng sự thất bại về doanh thu phòng vé của hai tác phẩm chủ lực: “Ant-Man 3” và “The Marvels. ”
Ảnh minh họa.
Thành đạo theo tinh thần Thiền tông
(Ngày Nay) - Sau khi vượt thành xuất gia, Sa-môn Cù Đàm trải qua nhiều năm tháng tầm sư học đạo và khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sanh tử.
Ảnh minh họa.
Suy ngẫm về sống chết
(Ngày Nay) - Sống và chết là hai sự kiện không tách rời nhau. Có sinh ra là phải có mất đi. Thường con người chỉ lo phần sống, ít ai màng tới phần chết. Tại sao? Khi nghiền ngẫm về cái chết, có lợi ích gì cho đời sống?