5 át chủ bài của Nga trong cuộc chiến trừng phạt với Mỹ

5 át chủ bài của Nga trong cuộc chiến trừng phạt với Mỹ: titanium, không phận, năng lượng, công ty Mỹ hoạt động tại Nga, động cơ tên lửa.
Các hãng hàng không Mỹ có thể sẽ chịu thiệt hại khủng nếu Nga đánh thuế cao thậm chí cấm máy bay Mỹ khai thác không phận Nga. Ảnh: RT
Các hãng hàng không Mỹ có thể sẽ chịu thiệt hại khủng nếu Nga đánh thuế cao thậm chí cấm máy bay Mỹ khai thác không phận Nga. Ảnh: RT

Mỹ tuần trước tuyên bố sẽ áp đặt trừng phạt lên Nga từ ngày 22-8 tới, vì cáo buộc Nga là thủ phạm dùng chất độc hóa học đầu độc cha con cựu điệp viên người Nga Sergei Skripal tại Anh.

Các lệnh trừng phạt mới nhất hạn chế xuất khẩu các mặt hàng nhạy cảm với an ninh quốc gia sang Nga, chặn hãng hàng không Aeroflot của Nga khai thác tuyến sang Mỹ, thậm chí có thể đi tới mức cấm toàn bộ xuất khẩu Mỹ sang Nga. Ngoài ra Quốc hội Mỹ còn đang cân nhắc một dự luật kiềm chế hoạt động các ngân hàng Nga tại Mỹ.

Nga ngay lập tức tuyên bố sẽ trả đũa. Mới nhất, Nga ngày 12-8 tuyên bố sẽ tiếp tục bán thảo trái phiếu chính phủ Mỹ, giảm sử dụng đồng USD.

Diễn biến làm dấy lên làn sóng phân tích, tranh luận liệu nước nào sẽ bị tổn thương nhiều hơn trong cuộc chiến trừng phạt này.

Theo RT, đến giờ Mỹ đã hầu như sử dụng hầu hết phương án trừng phạt Nga, trong khi Nga vẫn kiềm chế sử dụng các ngón đòn mạnh với Mỹ. Cân nhắc thực tế này có thể thấy so với Mỹ, Nga có nhiều lựa chọn để trả đũa hơn, nếu cần thiết.

Nhiều nghị sĩ Nga vẫn cảnh cáo Nga có thể trả đũa nhắm vào một số lĩnh vực nhạy cảm với sự hợp tác hai nước. Nhân diễn biến trừng phạt này, RT có cái nhìn sâu hơn vào danh sách các át chủ bài mà Nga có thể sẽ dùng đến trong cuộc chiến trừng phạt với Mỹ.

Titanium

Trong trường hợp hai nước thẳng tay trừng phạt lẫn nhau, không còn kiềm chế, Nga có thể sẽ ra lệnh cấm hoặc hạn chế xuất khẩu titanium sang Mỹ. Tập đoàn titanium VSMPO-Avisma sản xuất 1/3 số lượng các bộ phận titanium cho ngành công nghiệp hàng không, cung cấp 70% sản phẩm titanium cho thị trường toàn cầu. VSMPO-Avisma cung cấp 40% bộ phận titanium cho Boeing của Mỹ và 60% cho Airbus (Pháp), và 100% cho Embraer của Mexico.

Chuyện thay thế nguồn cung titanium Nga sẽ là không thể với Boeing. Mỹ và Liên bang Xô viết đều bắt đầu ngành công nghiệp titanium từ thập niên 1950, tuy nhiên theo RT, chỉ có Nga thành công trong việc sản xuất hợp kim titanium chất lượng cao.

5 át chủ bài của Nga trong cuộc chiến trừng phạt với Mỹ ảnh 1

Nga có thể sẽ ngưng xuất khẩu titanium sang Mỹ như một biện pháp trả đũa trừng phạt

Sử dụng các vật liệu khác cũng không phải là phương án lý tưởng cho Boeing. Titanium có nhiều lợi thế so với các hợp kim khác. Ngành chế tạo máy bay yêu cầu phải sử dụng các vật liệu có thể chịu đựng được các áp lực khi bay ở tầm cao cũng như của môi trường. Về truyền thống, máy bay được làm từ thép, nhưng hiện các vật liệu nhẹ và bền hơn được sử dụng để kéo dài tuổi thọ máy bay và tiết kiệm nhiên liệu. Titanium vững như thép nhưng lại nhẹ hơn 45%, có thể chịu được tiếp xúc với không khí có muối khi máy bay bay qua các vùng biển. Vì thế titanium có giá cao hơn thép và nhôm.

Không phận

Nằm giữa châu Âu và châu Á, Nga có thể ban hành lệnh đánh thuế cao hơn với các máy bay vận tải và chở khách của Mỹ sử dụng không phận mình để quá cảnh, hoặc thậm chí cấm luôn các máy bay này sử dụng không phận mình.

Viễn cảnh nhẹ nhất, các hãng hàng không Mỹ sẽ phải trả khoản thuế cao hơn hoặc phải chọn đường bay khác. Tuy nhiên nếu bỏ đường bay qua Nga vốn ngắn hơn có nghĩa Mỹ đã thua trong cuộc cạnh tranh với các hãng bay châu Âu và châu Á khác.

Viễn cảnh nặng nhất, các hãng bay Mỹ không còn lựa chọn nào mà phải bay vòng qua không phận Nga – đất nước lớn nhất thế giới – đồng nghĩa phải tốn nhiều nhiên liệu và thời gian hơn.

Viễn cảnh nào thì các hãng bay Mỹ vẫn phải chịu tổn thất lớn về tài chính, và đây sẽ là thảm họa với ngành công nghiệp hàng không Mỹ.

Năng lượng

Mỹ có thể bị cấm nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và các sản phẩm năng lượng khác từ Nga. Xuất khẩu dầu và các sản phẩm hóa dầu của Nga sang Mỹ chỉ tầm 8 tỉ USD, chiếm chỉ 4,6% tổng xuất khẩu năng lượng của Nga. Lệnh cấm không ảnh hưởng gì nhiều đến các nhà sản xuất Nga, vốn hoàn toàn có thể tìm các khách hàng thay thế Mỹ từ châu Á.

Tuy nhiên lệnh cấm sẽ tác động rất mạnh lên Mỹ, vốn không có khả năng sản xuất đủ năng lượng cho nhu cầu nội địa lẫn xuất khẩu. Mỹ hiện đang dùng khí LNG mua từ Nga bán sang các nước châu Âu. Nếu Nga cắt nguồn cung cấp, kế hoạch trở thành nhà xuất khẩu năng lượng chính của Mỹ sẽ phải dừng lại.

5 át chủ bài của Nga trong cuộc chiến trừng phạt với Mỹ ảnh 2

Một tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng của Nga đến Mỹ ngày 22-1. Ảnh: RT

Các công ty Mỹ hoạt động tại Nga

Trước mắt, ngày 12-8, Bộ Tài chính Nga nói chưa có kế hoạch đụng đến các công ty Mỹ hoạt động tại Nga, vì dù sao các công ty này cũng tạo việc làm cho dân Nga và nộp thuế vào ngân sách Nga. Chính vì mối lợi này mà dù quan hệ hai nước có liên tục xấu đi, chính phủ Nga cũng không can thiệp vào hoạt động của các công ty Mỹ tại nước mình.

Tuy nhiên nếu cuộc chiến trừng phạt được đẩy cao Nga có thể sẽ gây khó cho các tập đoàn Mỹ đang hoạt động tại Nga như PepsiCo, Procter&Gamble, McDonald's, Boeing, Mondelez International, General Motors, Johnson & Johnson, Cargill, Alcoa, General Electric …Còn nhớ tháng 8-2014 Nga đã lệnh đóng cửa 4 nhà hàng McDonald’s ở trung tâm thủ đô Moscow, điều tra hơn 430 chi nhánh nhượng quyền McDonald’s tại Nga. Trong khi đó, có rất ít công ty Nga hoạt động tại Mỹ.

Động cơ tên lửa

Động cơ tên lửa RD-180 của Nga được xem là một trong những át chủ bài trong trả đũa trừng hạt Mỹ. Động cơ tên lửa RD-180 rất quan trọng với chương trình không gian Mỹ, là phương tiện để Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và Bộ Quốc phòng Mỹ dùng để phóng các vệ tinh.

Mỹ đã từng nhiều lần cố gắng ngưng mua động cơ tên lửa RD-180 từ Nga nhưng không thành công, vì Mỹ vẫn chưa thể sản xuất được động cơ nội địa có thể thay thế.

Đầu tuần này, một nghị sĩ cấp cao Nga đã đưa ra ý kiến cấm bán động cơ RD-180 cho Mỹ như một biện pháp trả đũa.

Theo PLO
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.